Tin tức - Sự kiện

Chuyên gia nêu chiến lược chống dịch 4 điểm trong tình hình mới

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần nâng cao năng lực của hệ thống y tế về truyền nhiễm và xây dựng chiến lược phòng thủ y tế trong tình hình mới theo hướng chung sống lâu dài với đại dịch COVID-19.

Bí thư Hà Nội: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu; không vì được tiêm vaccine mà chủ quan phòng dịch / Tiếp nhận 1,5 triệu liều AstraZeneca do Pháp và Italy trao tặng

Sáng 15/9, tại cuộc họp vớiPhó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia vềphòng, chống dịch COVID-19, các chuyên gia thuộc Tổng hội Y học Việt Namnhận định, dịch COVID-19 sẽ còn kéo dài và với mức độ khác nhau.Trước diễn biến dịchhiện nay, các chuyên giacho rằng, có 4 điểmmấu chốtcần phải chú trọng làvaccine, xét nghiệm trọng điểm, điều trị trong hệ thống truyền nhiễm vàtăng cường hệ thống y tế.

Tại cuộc họp, GS.TSNguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam nhận định, hệ thống y tế trong nướcvẫn còn yếu kém. Trong đó, Việt Nam là nước nhiệt đới nhưng trong nhiều năm qua, hệ thống truyền nhiễm chưa quan tâm đầy đủ.

GS.TSNguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam.
GS.TSNguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam.

“Hệ thống y tế đáp ứng tình hình dịch là mấu chốt của vấn đề, đồng thời, tăng cường hệ thống truyền nhiễm. Phải có bệnh viện truyền nhiễm cấp tỉnh, “chân rết” xuống cấp huyện để xử lý các tình huống trên tinh thần “dịch đến đâu làm gọn đến đấy”, GS.TS Nguyễn Văn Kính đề xuất.

GS.TS Nguyễn Văn Kính cũngcho rằng, trong 4 vấn đề mấu chốt vừa nêu, chiến lược tiêm vaccine phòng COVID-19 như “chống cháy rừng”, không chỉ tiêm cho vùng có dịch mà cần tiêm cho các vùng xanh an toàn. Về xét nghiệm, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam đề xuất người dân tự có thể tự làm xét nghiệm nhanh tại nhà, chỉ đến cơ sở y tế khi cần khẳng định.

Liên quan đến công tác điều trị, GS.TS Nguyễn Văn Kính cho rằng, phương châm phát hiện, cách ly và điều trị vẫn cần duy trì thực hiện, cùng với đó, phải kết hợp Đông-Tây y vàdùng thuốc trong điều trị để vừa an dân, vừa chữa bệnh.

Trong khi đó, GS.TS.BSĐỗ Tất Cường, Phó Tổng Giám đốc Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec đề xuất, các bệnh viện cũng nên chia theo các vùng xanh, vàng, cam, đỏ nhằm hạn chế lây nhiễm ra toàn bệnh viện. Bên cạnh đó, ngoài việctập trunglực lượng chống dịch cho TP Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội… cũng cần tập trung phòng dịch cho các vùng khác, đặc biệt các vùng xanh an toàn.

“Trong từng khu vực phải phát huy tinh thần tự giác của người dân, trên tinh thần không ngăn sông cấm chợ nhưng phải kiểm soát chặt chẽ người ra vào. Đồng thời, thực hiệntiêm phủ vaccine phòng COVID-19 để đảm bảo vùng xanh bền vững, không để chuyển sang vàng, cam đỏ”, BS Đỗ Tất Cường đề xuất.

 

Trong bối cảnh hướng đến sống chung với đại dịch, các chuyên gia cũng đề xuất xây dựng chiến lược phòng thủ với lực lượng chủ đạo là y tế. Theo đó, quan tâm, chăm lo cho thầy thuốc, bác sĩ hồi sức cấp cứu tầng nặng.

“Lực lượng y tế khi mệt mỏi sẽkhôngđủ sức chiến đấu. Vì đây là cuộc chiếnlâu dài, nên phải cóchế độ chính sách thực tế. Nhất là lực lượng y tếsức khỏe phải được đảm bảo, phân chia ca trực hợp lý...”, các chuyên giaTổng hội Y học Việt Nam nhấn mạnh.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm