Ngày mai, Hội đồng đạo đức và Hội đồng tư vấn sẽ họp tiếp tục đánh giá vaccine NanoCovax
TS Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, từ nay đến cuối năm 2021, Việt Nam sẽ có ít nhất 1 vaccine được cấp phép khẩn cấp và triển khai tiêm trong nước từ đầu năm 2022.
Xây dựng Chương trình phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 / Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc TTXVN
Chiều 14/9, Phó Thủ tướng Vũ Đam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 đã làm việc với Bộ Y tế, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia (Hội đồng đạo đức) và Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc (Hội đồng tư vấn) cùng các nhà khoa học, các chuyên gia về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm lâm sàng, sản xuất thuốc, vaccine phòng, chống dịch COVID-19.
Tại cuộc làm việc, các chuyên gia tiếp tục khẳng định, trong điều kiện cấp thiết cần phải có vaccine cho nhu cầu phòng, chống đại dịch COVID-19, hướng tới có vaccine cho trẻ em.
Bộ Y tế tạo mọi điều kiện thuận lợi trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm lâm sàng vaccine
Theo báo cáo của Bộ Y tế, Việt Nam là một trong số ít nước trong khu vực đã chủ động nghiên cứu vaccine, với có 3 ứng viên vaccine đang được thử nghiệm lâm sàng ở các giai đoạn khác nhau.
Ngày 15/9, Hội đồng đạo đức và Hội đồng tư vấn sẽ họp tiếp tục đánh giá vaccine NanoCovax
Trong đó, 2 vaccine phát triển trong nước và 1 vaccine được chuyển giao công nghệ nước ngoài. Ngoài ra, Việt Nam đang tiếp tục hợp tác với 1 số quốc gia trong chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine khác.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine COVID-19 tự nghiên cứu và phát triển.
Song song với các nỗ lực đàm phán mua vaccine từ các nhà sản xuất nước ngoài, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về nghiên cứu, phát triển vaccine phòng COVID-19 trong nước, Bộ Y tế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19 cho các nhà sản xuất và doanh nghiệp trong nước.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế: Để sớm phát triển vaccine COVID-19 trong nước theo tinh thần rút gọn tối đa các trình tự, thủ tục hành chính nhưng vẫn bảo đảm các nguyên tắc, quy định về pháp lý, khoa học và thực tiễn, các Hội đồng chuyên môn, các Vụ, Cục chức năng của Bộ Y tế đã chủ động hướng dẫn, hỗ trợ, các đơn vị nghiên cứu, các nhà sản xuất trong triển khai nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, hồ sơ đăng ký lưu hành vaccine.
Sẽ có ít nhất 1 vaccine COVID-19 của Việt Nam được cấp phép khẩn cấp từ nay đến cuối năm
Thông tin cụ thể về các ứng viên vaccine COVID-19 tiềm năng, TS Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế), Chánh Văn phòng Chương trình Quốc gia nghiên cứu phát triển vaccine cho biết, từ nay đến cuối năm 2021, Việt Nam sẽ có ít nhất có 1 vaccine được cấp phép khẩn cấp và triển khai tiêm trong nước từ đầu năm 2022.
Về vaccine Naocovax của Việt Nam hiện đã hoàn tất thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, TS Nguyễn Ngô Quang thông tin, trong chiều 14/9, Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen (đơn vị phát triển và sản xuất vaccine Nanocovax) và nhóm nghiên cứu sẽ nộp bổ sung báo cáo thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19 và ngày 15/9, Hội đồng đạo đức và Hội đồng tư vấn sẽ họp đánh giá.
"Bộ Y tế sẽ tổ chức thẩm định báo cáo kết quả giữa kỳ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3a với đầy đủ các kết quả xét nghiệm đánh giá tính sinh miễn dịch của vaccine Nanocovax và báo cáo giữa kỳ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3b vaccine Nanocovax sớm khi nhận được hồ sơ của Tổ chức chủ trì nghiên cứu"- TS Nguyễn Ngô Quang nói.
Báo cáo của Bộ Y tế cũng cho biết với ứng viên vaccine COVIVAC do Viện Vaccine và sinh phẩm Nha Trang nghiên cứu, phát triển hiện đã đánh giá kết quả giữa kỳ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1; đã hoàn thành tiêm liều 1 của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, từ ngày 15/9- 20/9 sẽ tiêm liều 2 của giai đoạn 2. Sau khi có kết quả đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch ở giai đoạn 2 để xác định được liều tối ưu, dự kiến tháng 12/2021 sẽ bắt đầu triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Các vaccine chuyển giao công nghệ hiện có ARCT-154 của Công ty Acturus Mỹ và đóng ống vaccine Sputnik V của Nga. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đang hỗ trợ các đơn vị đàm phán nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 từ các đối tác của Nhật Bản, Tây Ban Nha và Cuba |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Cột tin quảng cáo