Đà Lạt lắp camera, lập 3 tổ kiểm tra, xử lý cơ sở kinh doanh đặc sản tiếp thị không lành mạnh
Phục hồi tuyến đường sắt di sản huyền thoại nối liền “biển và hoa” Phan Rang - Đà Lạt / Mỹ phẩm Xuân Trang đồng hành cùng Hội thi thanh niên, phụ nữ Công an Lâm Đồng
Ngày 21/7, UBND TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh việc kinh doanh hàng đặc sản trên địa bàn, để xử lý dứt điểm tình trạng tiếp thị không lành mạnh, tạo môi trường kinh doanh văn minh, giữ vững uy tín, hình ảnh ngành du lịch Đà Lạt và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, du khách.
Một vụ cự cãi giữa hướng dẫn viên du lịch và đối tượng chèo kéo du khách mua đặc sản. (Ảnh cắt từ clip)
Theo đó, UBND TP Đà Lạt giao ngành Văn hoá thông tin, UBND các phường, xã tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đối với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Yêu cầu các cơ sở kinh doanh cam kết thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa người Đà Lạt, tuyệt đối không sử dụng các hình thức tiếp thị không lành mạnh trong kinh doanh.
Bên cạnh đẩy mạnh thông tin các địa chỉ kinh doanh uy tín đã được cơ quan nhà nước thẩm định, cũng cần thông tin các cơ sở vi phạm lên cổng thông tin Đà Lạt trực tuyến, phương tiện truyền thông, báo chí, mạng xã hội… để người dân, du khách kịp thời nắm bắt thông tin.
UBND TP Đà Lạt yêu cầu Đoàn liên ngành phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, đề xuất thành lập ngay 3 tổ kiểm tra, tổ chức ra quân kiểm tra thường xuyên, xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh hàng đặc sản có sử dụng hoạt động tiếp thị không lành mạnh. Tăng cường tần suất kiểm tra về nguồn gốc sản phẩm, nhãn mác, niêm yết giá, vệ sinh an toàn thực phẩm…
Đối với các cơ sở kinh doanh qua điều tra, phát hiện có hành vi tiếp thị không lành mạnh cần tổ chức kiểm tra toàn diện hoạt động kinh doanh, xử lý nghiêm vi phạm. Đồng thời, thông tin, tuyên truyền trên hệ thống báo đài, thông tin đại chúng để răn đe, phòng ngừa.
Công an TP Đà Lạt được giao phối hợp UBND phường, xã khảo sát, lắp đặt camera tại các vị trí xảy ra và có thể xảy ra tình trạng “cò kéo”, để theo dõi, kịp thời phát hiện vi phạm để xử lý.
Đồng thời, chỉ đạo các đội nghiệp vụ, công an phường, xã tăng cường lực lượng chốt trực, kiểm tra, xử lý tình trạng tiếp thị không lành mạnh, đặc biệt tại các khu, điểm du lịch, Chợ đêm Đà Lạt. Rà soát các đối tượng tiếp thị không lành mạnh, không để các đối tượng tập trung, mời chào tại các khu du lịch. Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, trích xuất hình ảnh từ hệ thống camera an ninh để làm cơ sở xử lý nghiêm, dứt điểm.
Đà Lạt đang trong mùa cao điểm du lịch, lượng du khách đến thành phố để du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng tăng cao đã tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ, du lịch phát triển.
Theo ghi nhận, đa số các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đã thực hiện tốt quy tắc ứng xử văn hóa người Đà Lạt. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số cơ sở không chấp hành tốt, sử dụng các đối tượng tiếp thị không lành mạnh, chèo kéo du khách mua đặc sản. Hành vi này không chỉ gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh ngành du lịch Đà Lạt, mà còn tạo ra dư luận không tốt trong xã hội, gây mất an ninh trật tự tại địa phương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi