Đắk Nông giới thiệu chương trình lễ hội văn hóa thổ cẩm cấp quốc gia
TP.HCM tăng thêm đầu xe bus phục vụ Tết Dương lịch 2019 / Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phát triển bền vững vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu
Hưởng ứng hoạt động chào mừng kỷ niệm 15 năm thành lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004- 1/1/2019). Đồng thời nhằm bảo tồn và phát huy hoa văn, trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nói riêng.
UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I năm 2018 từ ngày 5 - 7/1/2019 tại TX. Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) với quy mô cấp quốc gia.
Trong khuôn khỗ lễ hội sẽ có các hoạt động diễn ra như: Triển lãm không gian văn hóa thổ cẩm Việt Nam tại tỉnh Đắk Nông; Triển lãm Công viên địa chất Việt Nam; Không gian Văn hóa ẩm thực các dân tộc Việt Nam; Không gian phục dựng nghi lễ truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số; Không gian thực nghiệm dệt thổ cẩm các dân tộc Việt Nam; Biểu diễn nghệ thuật truyền thống các dân tộc.
Chương trình có sự tham gia của các đoàn nghệ nhân các tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh liên kết và các nước bạn (Cộng hòa DCND Lào, Vương quốc Campuchia và Cộng hòa Indonesia; các đoàn nghệ nhân của các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông…
Bà Tôn Thị Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông phát biểu tại buổi họp báo (Ảnh: ĐL)
Bà Tôn Thị Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, Đắk Nông có hơn 40 dân tộc anh em cùng sinh sống, tạo nên một nét văn hóa đặc trưng cho mảnh đất phía nam Tây Nguyên. Không những thế, đây là nơi lưu giữ nhiều vốn văn hóa truyền thống đa dạng và đặc sắc, trong đó thổ cẩm là một trong phương tiện biểu đạt.
"Thổ cẩm cũng là di sản văn hóa quý giá, giàu tính nhân văn cần được bảo tồn và phát triển. Trong những năm qua, Đắk Nông đã có những nổ lực nhằm gìn giữ, phát triển văn hóa thổ cẩm bằng cách mở các lớp dạy dệt, giới thiệu, trưng bày triển lãm thổ cẩm, thương mại hóa các sản phẩm từ thổ cẩm…", bà Hạnh cho biết.
Tại sự kiện lần này, hoa hậu Ngọc Hân vinh dự được chọn làm đại sứ hình ảnh cho lễ hội (Ảnh: ĐL)
Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Minh Quang - Phó Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông Đắk Nông cho rằng, trong số các dân tộc có nghề dệt thổ cẩm phát triển ở Đắk Nông thì ba dân tộc đông người sinh sống lâu đời nhất là Mạ, Mơ Nông và Ê Đê.
Các đồng bào đã lựa chọn được những nét hoa văn đẹp, độc đáo của các dân tộc khác và sáng tạo biến tấu thành nét đặc sắc của mình. Sản phẩm của nghề dệt truyền thống có trình độ cao này là những tấm thổ cẩm hoa văn phong phú, màu sắc đa dạng.
“Trong xu thế phát triển và hội nhập của xã hội, những sản phẩm thổ cẩm dần bị coi nhẹ khiến và mai một dần. Vì thế, lễ hội thổ cẩm là một trong những hoạt động cần thiết để bảo tồn, khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, mở ra nhiều cơ hội để cộng đồng các dân tộc tại nhiều địa phương trong cả nước giới thiệu về “đặc sản” của mình", ông Quang nhấn mạnh.
Trong khuôn khổ lễ hội còn có các hội thảo, giới thiệu về văn hóa thổ cẩm các tỉnh, thành Việt Nam… Ngoài ra, chương trình Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Nông diễn ra trong thời gian này với sự tham gia của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp, tập đoàn này sẽ ký các biên bản cam kết, được trao quyết định đầu tư tại tỉnh Đắk Nông với tổng nguồn vốn hàng ngàn tỷ đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và bé