Tin tức - Sự kiện

Đề án Sữa học đường: Trẻ thừa cân uống thêm sữa có dẫn tới béo phì?

Liên quan đến những lo lắng của phụ huynh về Sữa học đường có thể làm trẻ tăng cân, PGS.TS Bùi Thị Nhung, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết trẻ thừa cân béo phì vẫn cần canxi và thừa cân béo phì không phải do sữa mà là do chế độ ăn.

Hà Nội chi cho bệnh nhân BHYT cao nhất là 1,48 tỷ đồng / Vụ cháy Đê La Thành: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội hỗ trợ 54 triệu đồng cho gia đình bị thiệt hại

PGS.TS Bùi Thị Nhung – Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Ảnh: Nguyễn Hà

PGS.TS Bùi Thị Nhung – Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Ảnh: Nguyễn Hà

Sữa có gây thừa cân, béo phì?

Nhiều phụ huynh biết tới chương trình Sữa học đường thắc mắc rằng con của họ đang thừa cân liệu uống thêm sữa có dẫn tới béo phì hay không, PGS.TS Bùi Thị Nhung – Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết sữa là một trong tám nhóm thực phẩm được khuyến cáo nên sử dụng hàng ngày, có mặt trên tất cả tháp dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi. Sữa quan trọng và dễ tiếp thu của giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì.

Theo bà Nhung, Viện dinh dưỡng khuyến nghị với trẻ từ 3 đến 5 tuổi sẽ sử dụng 4 đơn vị sữa 1 ngày, trẻ 6 -7 tuổi sử dụng 4,5 đơn vị sữa; trẻ 8 – 9 tuổi sử dụng 5 đơn vị sữa một ngày và với trẻ 9-11 tuổi sử dụng 6 đơn vị sữa một ngày.

Trường học đang áp dụng cho trẻ uống sữa có thể chuyển thành sữa chua hoặc phomai thì nhu cầu năng lượng vẫn đáp ứng được trong khoảng quy định là 60 -70% nhu cầu năng lượng trong ngày hoặc với trẻ mẫu giáo à 50 – 55% chứ không phải đang tăng năng lượng thêm khiến cho trẻ béo phì.

 

Bà Nhung cho rằng, nhiều trường vẫn quan niệm rằng cái bánh quan trọng hơn hộp sữa, những phụ huynh có con thừa cân béo phì thường cắt sữa nhưng điều đó không đúng, các thực phẩm như bánh bao, bánh giò, xôi đều có lượng calo nhiều hơn sữa. Trẻ thừa cân béo phì vẫn cần canxi và thừa cân béo phì không phải do sữa mà là do chế độ ăn, những thức ăn nhanh, một hộp sữa trong bữa phụ sẽ tốt hơn một chiếc bánh bích quy, lon coca hay bánh giò, bánh rán.

Mục tiêu của đề án là cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ảnh minh họa.

Mục tiêu của đề án là cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ảnh minh họa.

Mặt khác, trẻ hằng ngày vẫn ăn các loại thức ăn có tồn dư hoóc môn tăng trưởng dẫn đến nguy cơ dậy thì sớm, nên sữa không phải là nguyên nhân của tình trạng này và cho đến nay chưa có một bằng chứng khoa học nào khẳng định được.

Tại sao không giao quyền tự chủ cho các trường?

Trước câu hỏi về việc có nên giao quyền tự chủ cho các trường học quyết định loại sữa đưa vào học đường, ông Phạm Xuân Tiến – Phó Giám đốc Sở Giáo dục đào tạo Hà Nội cho rằng không thể giao quyền cho các trường được vì chương trình cần có tính thống nhất trên địa bàn toàn thành phố vì có quyền kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Để đảm bảo đúng, đủ, tiêu chuẩn chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm thì không thể để nhà trường làm việc đó vì nhà trường không đủ khả năng để làm những việc này, điều đó có thể dẫn tới hệ lụy khác.

 

Phạm Xuân Tiến – Phó Giám đốc Sở Giáo dục đào tạo Hà Nội cho rằng không thể giao quyền cho các trường. Ảnh: Nguyễn Hà

Ông Phạm Xuân Tiến – Phó Giám đốc Sở Giáo dục đào tạo Hà Nội cho rằng không thể giao quyền cho các trường. Ảnh: Nguyễn Hà

Ông Tiến cho biết khi truyền thông về Sữa giáo viên phải xác định được tầm quan trọng của việc uống sữa đối với học sinh của mình và gắn trách nhiệm không chỉ là dạy học mà phải chăm sóc cả sức khỏe cho học sinh.

“Khi tổ chức bán trú trong nhà trường chúng tôi đã nói rằng các cô giáo không chỉ dạy 1 buổi rồi về mà buổi trưa các cô phải ăn cùng các cháu và đôi khi phải ăn trước các cháu. Và khi truyền thông về sữa chúng tôi nói rằng các cô giáo phải uống sữa trước các cháu để nếu có vấn đề gì thì các cô bị trước” – ông Tiến nói.

UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4019/QĐ-UBND, phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn TP.Hà Nội, giai đoạn 2018 – 2020.

Theo laodong
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm