Để có lương hưu khi về già, nên đóng BHXH khi còn trẻ
Tuyển tình nguyện viên từ 40 - 59 tuổi tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine Covivac / Sáng 9/3, Hà Nội triển khai tiêm vắc xin Covid-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn
Theo đó, cử tri Hà Tĩnh đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật BHXH về nội dung mở rộng các gói BHXH tự nguyện ngắn hạn, để tạo sức hấp dẫn đối với người tham gia theo Nghị quyết số 28; xem xét điều chỉnh các quy định để hạn chế NLĐ đề nghị giải quyết hưởng chế độ BHXH một lần, nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội bền vững.
Trả lời kiến nghị này, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, ngày 23/5/2018, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 28 về cải cách chính sách BHXH, trong đó có nội dung nhằm tăng tính hấp dẫn của chính sách BHXH tự nguyện như: Nghiên cứu thiết kế các gói BHXH tự nguyện ngắn hạn, linh hoạt để NLĐ có nhiều sự lựa chọn tham gia và thụ hưởng; mở rộng các chế độ BHXH tự nguyện, tạo điều kiện chuyển đổi thuận lợi giữa BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc, hướng tới chính sách BHXH bắt buộc đối với toàn bộ người lao động (NLĐ) có việc làm, có thu nhập và tiền lương khi có đủ điều kiện cần thiết; có sự hỗ trợ phù hợp từ ngân sách Nhà nước (NSNN) cho nông dân, người nghèo, người có thu nhập thấp, lao động khu vực phi chính thức để mở rộng diện bao phủ BHXH.
Bên cạnh đó, Nghị quyết số 28 cũng chỉ rõ “có quy định phù hợp để giảm tình trạng hưởng BHXH một lần, theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia BHXH để hưởng chế độ hưu trí, giảm quyền lợi nếu hưởng BHXH một lần”.
Trong khi đó, cử tri Long An nêu vấn đề: Đối với người tham gia BHXH tự nguyện quy định mức đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm. Trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu, mà thời gian đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm thì được tiếp tục đóng cho đến khi còn thiếu không quá 10 năm và được đóng một lần cho những năm còn thiếu. Vì vậy, cử tri kiến nghị, khi người dân đã đủ tuổi hưởng lương hưu (nam 60, nữ 55), thì không giới hạn thời gian không quá 10 năm, mà cho người dân đóng một lần đủ số năm (20 năm) để được hưởng lương hưu.
Về vấn đề này, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, chính sách BHXH nói chung được thực hiện dựa trên nguyên tắc: Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH. Thời gian đóng BHXH là thời gian được tính từ khi NLĐ bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng. Trường hợp NLĐ đóng BHXH không liên tục, thì thời gian đóng BHXH là tổng thời gian đã đóng BHXH.
Chế độ hưu trí là một trong các chế độ BHXH nhằm đảm bảo khoản lương hưu hằng tháng cho NLĐ khi về già trên cơ sở tích lũy cả quá trình đóng BHXH của NLĐ khi còn trong độ tuổi lao động, còn khả năng lao động. Với 2 loại hình BHXH bắt buộc (dựa trên đóng góp của NLĐ và người SDLĐ) và BHXH tự nguyện (dựa trên đóng góp của NLĐ không có quan hệ lao động), chế độ hưu trí khuyến khích NLĐ tích lũy quá trình đóng BHXH khi còn trẻ, còn khả năng lao động để được hưởng lương hưu hằng tháng khi về già, không còn khả năng lao động; đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của NLĐ đối với việc tự bảo đảm an sinh cho bản thân. Vì vậy, việc quy định cho NLĐ đóng một lần để hưởng ngay lương hưu mà không cần quá trình đóng góp, tích lũy là không phù hợp với nguyên tắc và mục đích của chính sách BHXH.
Cũng theo Bộ LĐ-TB&XH, Luật BHXH quy định NLĐ phải đáp ứng 2 điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng BHXH (đủ 20 năm) thì mới được hưởng lương hưu. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho nhiều NLĐ được hưởng lương hưu khi về già, pháp luật BHXH hiện hành cho phép người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm được đóng một lần cho những năm còn thiếu (nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm) để hưởng ngay lương hưu. Bên cạnh đó, ngày 23/5/2018, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 28 về cải cách chính sách BHXH, trong đó có nội dung sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới còn 10 năm với mức hưởng được tính toán phù hợp. Như vậy, nội dung kiến nghị nêu trên sẽ được tổng hợp, thảo luận trong quá trình đánh giá tổng kết và nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH.
Còn về kiến nghị của cử tri Nghệ An đề nghị Chính phủ xem xét mở rộng đối tượng cho tất cả quân nhân xuất ngũ để động viên, khuyến khích thanh niên tham gia nhập ngũ. Cử tri phản ánh, theo quy định tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, thì quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ thôi việc trước ngày 15/12/1993 được cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước đó với thời gian công tác có đóng BHXH sau này để được tính hưởng BHXH.
Liên quan đến nội dung kiến nghị, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, thời gian công tác để hưởng BHXH đối với quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ thôi việc sau ngày 15/12/1993 được quy định tại Khoản 9, Điều 23 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP và Khoản 2, Điều 23 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP. Theo đó, trường hợp quân nhân, công an nhân dân phục viên xuất ngũ, thôi việc từ ngày 15/12/1993 đến ngày 31/12/1994 mà chưa giải quyết chế độ trợ cấp phục viên, xuất ngũ, thôi việc hoặc trợ cấp một lần, BHXH một lần thì thời gian tham gia quân đội, công an được tính hưởng BHXH.
Như vậy, theo quy định của pháp luật BHXH hiện hành, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân thuộc đối tượng tham gia BHXH khi phục viên, xuất ngũ mà không hưởng BHXH một lần, thì được bảo lưu thời gian đã đóng BHXH để cộng dồn với thời gian đóng BHXH sau này để tính hưởng BHXH.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax