Đề nghị sớm cải cách tiền lương, bảo đảm thu nhập cán bộ, công chức, viên chức
Xúc tiến du lịch tới Malaysia, Indonesia để đa dạng hóa nguồn khách / 33 nghệ nhân tranh tài pha chế cà phê tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột
Chiều 21/2, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã có buổi khảo sát 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW tại TP Hồ Chí Minh.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cho biết TP Hồ Chí Minh kiến nghị Chính phủ sớm xem xét xây dựng và ban hành chính sách cải cách tiền lương phù hợp với mức sống và điều kiện của đô thị đặc biệt. Đảm bảo mức lương và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức để tạo động lực giữ chân nhân tài. Từ đó giúp tạo đột phá trong thu hút đội ngũ trí thức nói riêng và nhân lực chất lượng cao nói chu đến công tác và cống hiến lâu dài cho hệ thống chính trị TP Hồ Chí Minh.
Trước đó vào ngày 22/10/2022, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo tinh thần Nghị quyết 27 của Trung ương từ năm 2021 sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Nhưng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã nghiên cứu, xem xét rất kỹ lưỡng, thận trọng và quyết định lùi thời điểm cải cách tiền lương trong thời hạn nhất định.
Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết nếu điều kiện thuận lợi có thể thực hiện cải cách tiền lương vào năm 2024
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết nếu điều kiện đất nước năm 2023 có sự phát triển kinh tế - xã hội tốt và năm 2024 nếu tăng trưởng kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng bền vững, không bị tác động bởi cách yếu tố khách quan như năm 2020-2021, cũng như bối cảnh năm 2022 thì có thể triển khai được chính sách cải cách tiền lương.
Cũng tại Kỳ họp thứ 4, trình bày báo cáo giải trình một số vấn đề được đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri quan tâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong năm 2023, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương sẽ chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước. Kiên quyết giảm các khoản chi không cần thiết để có thêm nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ quan trọng cấp bách, ưu tiên cho cải cách tiền lương, đầu tư các công trình hạ tầng trọng điểm, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.
Cần bảo đảm thu nhập cho cán bộ và đội ngũ trí thức trong cơ quan nhà nước
Trong khi đó, đề xuất với đoàn khảo sát, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh Lâm Hùng Tấn cho rằng, cần có chính sách thu hút nhanh, gọn để tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia cùng tham gia. Đặc biệt cần sớm ban hành nghị quyết mới đảm bảo thu nhập cho cán bộ và đội ngũ trí thức đang công tác tại các đơn vị nhà nước.
"Các bộ, ngành cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện vị trí việc làm của cán bộ. Điều này tác động đến tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng, bố trí với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; trong đó có cả đội ngũ trí thức", ông Hùng cho biết.
Ông Phan Nguyễn Như Khuê cho rằng, để hạn chế tình trạng "chảy máu chất xám", ngoài việc quan tâm đến chính sách tiền lương, chính sách đãi ngộ, sự trọng dụng, cần xem xét những khía cạnh khác
Còn Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh Phan Nguyễn Như Khuê cho rằng, để hạn chế tình trạng "chảy máu chất xám", ngoài việc quan tâm đến chính sách tiền lương, chính sách đãi ngộ, sự trọng dụng, cần xem xét những khía cạnh khác.
Trong đó, ông Khuê đồng tình với đề xuất cần có tổ chức quy tụ tập hợp, tạo ra động lực để đội ngũ trí thức luôn đứng bên cạnh Đảng bộ, chính quyền TP Hồ Chí Minh.
Hiện nay, Ban Tuyên giáo Thành ủy tham mưu cần phải có cách tiếp cận Nghị quyết 27 bên cạnh gắn kết Nghị quyết 31, trong quá trình nền tảng công nghệ số, đòi hỏi hàm lượng tri thức, cần nhìn nhận xây dựng đội ngũ trí thức hết sức quan trọng và cấp thiết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo