Đề nghị thí điểm tái thiết đô thị khu vực trung tâm Đà Nẵng
Thông tin mới nhất về dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng / Đà Nẵng: Quý II/2024, nguồn cung căn hộ và đất nền cải thiện đáng kể
Tại kỳ họp thứ 19 HĐND TP Đà Nẵng (ngày 29 – 30/7), Ban Đô Thị HĐND TP đề nghị trên cơ sở các đồ án quy hoạch phân khu đã được phê duyệt, trước mắt UBND TP rà soát, đề xuất dự án cải tạo, chỉnh trang để ưu tiên huy động, kêu gọi nguồn lực đầu tư tái thiết đô thị và có phương án thực hiện phù hợp, tổ chức triển khai thí điểm, làm tiền đề cho việc triển khai các khu vực tiếp theo.
Phường Bình Hiên - một trong các khu vực được đề nghị tái thiết đô thị ở trung tâm TP Đà Nẵng.
Ban Đô thị cũng đề nghị UBND TP Đà Nẵng kiến nghị các bộ, ngành trung ương hoàn thiện các quy định liên quan đến tái thiết đô thị trong quá trình tham gia góp ý các dự án Luật (Quy hoạch, Đầu tư..) đang được Quốc hội xem xét cho ý kiến.
Đồng thời cần chủ động nghiên cứu, đề xuất cấp thẩm quyền các cơ chế chính sách đặc thù liên quan đến tái thiết đô thị, tạo điều kiện để TP triển khai thuận lợi. Chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án tái thiết, chỉnh trang, phát triển đô thị tại các quận trung tâm TP giai đoạn 2023 - 2030 để triển khai thực hiện khi bảo đảm các cơ sở pháp lý.
Theo báo cáo của UBND TP Đà Nẵng, hiện nay UBND các quận đề xuất 3 khu vực tái thiết đô thị, gồm khu vực phường Bình Hiên, quận Hải Châu (diện tích khoảng 24.639 m2); khu vực chợ Hải sản, phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê (40.910 m2) và khu vực An Vĩnh, phường An Hải Tây, quận Sơn Trà (57.050 m2).
Tuy nhiên hiện nay chưa có mô hình tái thiết đô thị mẫu nào được triển khai thành công ở nước ta, chưa có những quy định cụ thể để áp dụng đối với việc tái thiết đô thị nhằm bảo đảm tính khả thi trong thực hiện (pháp luật đầu tư, quy hoạch xây dựng, đất đai...), nguồn lực đầu tư đang hạn chế trong bối cảnh kinh tế - xã hội chung.
Theo UBND TP Đà Nẵng, việc đề xuất thực hiện tái thiết đô thị bảo đảm tính khả thi, phù hợp với các quy định pháp luật và điều kiện kinh tế - xã hội của TP giai đoạn 2022 - 2030 trong điều kiện như nêu trên thực sự là một nhiệm vụ khó. Tính khả thi của đề án cần được xây dựng trên nền tảng đã có pháp lý quy định việc triển khai thực hiện các dự án tái thiết đô thị về đầu tư, tài chính, đất đai, quy hoạch...
Do vậy, trước mắt, các địa điểm trên sẽ được quản lý đầu tư, xây dựng theo quy định của pháp luật hiện hành trên cơ sở quy hoạch phân khu đã được duyệt, trường hợp có những đề xuất đầu tư phù hợp quy định pháp luật. UBND TP Đà Nẵng sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, địa phương hướng dẫn thực hiện theo quy định.
Đồng thời UBND TP Đà Nẵng sẽ chỉ đạo tiếp tục rà soát, kiến nghị các cấp ngành trung ương trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, trước khi xem xét việc tiếp tục triển khai thực hiện các công việc liên quan đến Đề án tái thiết, chỉnh trang, phát triển đô thị tại các quận trung tâm TP Đà Nẵng, giai đoạn 2023-2030 và các dự án tái thiết đô thị để bảo đảm tính khả thi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi