Đề xuất hỗ trợ tiền chống dịch tả lợn Châu Phi với đàn lợn giống cụ kỵ, ông bà
DNVN - Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, đàn lợn giống cụ kỵ, ông bà phải được coi trọng gấp nhiều lần phương án an toàn sinh học (ATSH). Đây là chìa khóa vàng để tái đàn sau khi đã kiểm soát được dịch tả lợn Châu Phi. Bộ NN&PTNT đã yêu cầu Chính phủ hỗ trợ chống dịch đối với đàn lợn mục tiêu là 500.000 đồng/con.
Hà Tĩnh: Công an truy tìm người vứt lợn nhiễm dịch tả châu Phi xuống kênh / Bộ NN-PTNT yêu cầu Hải Dương xác minh thông tin trục lợi từ dịch tả lợn châu Phi
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã phát biểu như vậy tại Hội nghị Bàn giải pháp nhằm ổn định, thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Theo người đứng đầu Bộ NN & PTNT, thời gian tới diễn biến dịch tả lợn châu Phi còn phức tạp, đề nghị các tỉnh tiếp tục quán triệt thực hiện đầy đủ chỉ thị của Chính phủ. Mặc dù vậy, một lần nữa khẳng định nếu ngành chăn nuôi làm tốt các biện pháp ATSH đúng nghĩa thì các trang trại lợn sẽ an toàn.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Zing)
Sau hội nghị này, yêu cầu các tỉnh biên soạn hướng dẫn biện pháp ATSH hay và độc đáo làm tài liệu tham khảo đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Đối với các doanh nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu rà soát lại toàn bộ các bước ATSH, không được chủ quan, không được lơ là nhưng không bi quan.
Riêng đàn lợn giống cụ kỵ, ông bà, ông Nguyễn Xuân Cường cho rằng phải được coi trọng gấp nhiều lần phương án ATSH. Đây là chìa khóa vàng để tái đàn sau khi đã kiểm soát được DTLCP. Bộ NN&PTNT đã yêu cầu Chính phủ hỗ trợ chống dịch đối với đàn lợn mục tiêu là 500.000 đồng/con.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, hiện nay cả nước có khoảng 120.000 con heo giống cụ kỵ, ông bà được nuôi ở 240 cơ sở sản xuất heo giống. Đây là đàn heo giống có chất lượng cao, giá trị lớn, phần lớn được nhập khẩu từ nước ngoài để sản xuất ra heo bố mẹ.
Việc hỗ trợ cho chủ cơ sở nuôi giữ heo giống cụ kỵ, ông bà với mức 500.000 đồng/con, nhằm nâng cao các biện pháp an toàn sinh học, sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh đảm bảo duy trì đàn heo giống phục vụ tái đàn khi kiểm soát được dịch bệnh.
Ngoài ra, Bộ trưởng NN & PTNT đặc biệt lưu ý Học viện Nông nghiệp Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh nghiên cứu vacxin dịch tả lợn Châu Phi theo nhiều hướng khác nhau, quy mô lớn hơn, kịch bản đa dạng hơn. Trong đó, cần mời các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp thú y, chăn nuôi lớn cùng vào cuộc để sau này khi thành công rồi ngay lập tức có doanh nghiệp tiếp quản khâu phân phối, thương mại.
Theo báo cáo, tính đến thời điểm hiện tại dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại hơn 60 quốc gia trên cả 5 châu lục và các nước đã buộc phải tiêu hủy hàng trăm triệu con lợn với tổn thất hàng chục tỷ USD. Tại Hội nghị thường niên lần thứ 87 của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) từ ngày 26 – 31/5/2019, các tổ chức quốc tế cũng như các nước nhận định bệnh DTLCP là mối đe dọa lớn của toàn cầu. Phòng, chống bệnh DTLCP là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của các tổ chức quốc tế và biện pháp phòng bệnh duy nhất hiện nay là vệ sinh, sát trùng, tiêu độc và chăn nuôi an toàn sinh học bởi vẫn chưa có vắc xin và thuốc điều trị. |
Nguyệt Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và bé
Cột tin quảng cáo