Dịch tả lợn châu Phi: Người tiêu dùng không nên hoang mang
DNVN - Bộ Công thương khuyến cáo tới người tiêu dùng không nên hoang mang trong sử dụng thịt lợn trong điều kiện đối mặt với dịch tả lợn châu Phi, chỉ nên cẩn trọng trong việc lựa chọn nguồn hàng bằng cách đến các địa điểm bán thực phẩm sạch, an toàn, các quầy hàng bán thịt lợn đã được cơ quan thú y kiểm dịch đầy đủ theo quy định.
Cảnh báo về mã độc tống tiền GandCrab 5.2 tại Việt Nam / Vụ nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh: Thủ tướng chỉ đạo điều tra làm rõ nguyên nhân
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nắm sát các thông tin về tình hình dịch bệnh, tình hình sản xuất các sản phẩm chăn nuôi (đặc biệt là mặt hàng thịt lợn) để kịp thời có phương án chỉ đạo, hỗ trợ nhập khẩu bù đắp nguồn cung trong trường hợp bị thiếu do dịch bệnh;
Phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, đưa tin chính xác về tình hình dịch bệnh và biện pháp phòng ngừa để tránh gây hoang mang trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi lợn, tránh những tâm lý tiêu cực gây bất ổn thị trường thực phẩm.
Ảnh minh hoa. (Nguồn: ANTĐ)
Trong trường hợp dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục lây lan tại Việt Nam có khả năng ảnh hưởng đến nguồn cung trong nước, Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp thương mại nhập khẩu từ các nước không bị ảnh hưởng bởi Dịch tả lợn Châu Phi như Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Ấn Độ...
Tuy nhiên, trong thời gian xảy ra dịch bệnh, người tiêu dùng sẽ e ngại hơn trong sử dụng thịt lợn nên các doanh nghiệp thương mại cũng sẽ căn cứ vào các tín hiệu của thị trường để xác định lượng nhập khẩu phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tính đến nay, tổng trọng lượng lợn bị bệnh và tiêu hủy chỉ chiếm khoảng 0,08% so với tổng nguồn cung trong năm. Đến thời điểm hiện nay nguồn cung trong nước vẫn được bảo đảm, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân và các hoạt động sản xuất, chế biến.
Trong điều kiện dịch bệnh, nguồn cung thịt cho thị trường có thể được bổ sung bằng các sản phẩm thay thế như thịt gà, bò, cá.. . Hiện nay, nguồn cung mặt hàng thực phẩm thay thế thịt lợn tương đối dồi dào (theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp, hoạt động chăn nuôi các mặt hàng trên vẫn đang tăng trưởng tốt) nên sẽ bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Bộ Công thương cho biết, từ ngày 1/2 đến nay, bệnh dịch tả lợn Châu phi đã xảy ra 18 tỉnh và chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, dịch bệnh đang có chiều hướng lan đến phía Nam do đã có 02 tỉnh Miền Trung có dịch (Nghệ An, Huế).
Ngay sau khi có thông tin bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại Việt Nam, Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh, nguồn cung, nhu cầu và giá cả thị trường nhằm đưa ra các phương án ứng phó kịp thời với diễn biến bất thường của dịch bệnh.
Đồng thời, Bộ Công Thương đã có Công văn số 1470/BCT-TTTN ngày 07 tháng 3 năm 2019 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung thực hiện các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào đảm bào cân đối cung cầu mặt hàng thịt lợn.
Nguyệt Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo