Điểm mới của Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật LĐ 2012
(DNVN) - Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động 2012 có rất nhiều điểm mới liên quan tới giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng lao động với người cao tuổi, nghĩa vụ của người sử dụng lao động...
“Chuyện hẹn hò Tây - Việt”: Tặng toàn bộ nhuận bút cho học sinh nghèo / Chiếm rừng phòng hộ Sóc Sơn: Phát súng “khai hỏa” là chủ tịch xã, cấp trên có vô can?
Cụ thể như sau:
1. Người giao kết HĐLĐ đối với hộ gia đình, tổ chức không có tư cách pháp nhân
Theo quy định mới, người được ủy quyền làm người đại diện theo quy định pháp luật sẽ là người giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) bên phía người sử dụng lao động (NSDLĐ) thay vì mặc định là chủ hộ/người đừng đầu tổ chức ký.
2. Nội dung HĐLĐ
- Với phần chế độ nâng bậc, nâng lương: Bổ sung trường hợp hai bên giao kết HĐLĐ có thể thỏa thuận thực hiện theo quy chế của NSDLĐ, thỏa ước lao động tập thể.
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi : Bổ sung trường hợp hai bên có thể thỏa thuận thực hiện theo nội quy lao động, quy chế của NSDLĐ, thỏa ước lao động tập thể và theo quy định của pháp luật.
(Không nhất thiết phải cụ thể ngày giờ làm việc trong HĐLĐ).
3. Quy định về HĐLĐ với NLĐ cao tuổi
Khi NSDLĐ không có nhu cầu hoặc NLĐ cao tuổi không có đủ sức khỏe thì hai bên thỏa thuận (thay cho cụm từ “thực hiện”) chấm dứt HĐLĐ.
4. Nghĩa vụ của NSDLĐ trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
Quy định mới về việc NSDLĐ thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh về những thay đổi nêu trên cần thực hiện bằng văn bản (có hướng dẫn nội dung chi tiết).
5. Quy định về thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, mất việc
- Thời gian thử việc, học nghề, tập nghề không được tính trong tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ khi tính trợ cấp.
- Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định mà được NSDLĐ trả lương được tính là thời gian đã làm việc thực tế cho NSDLĐ.
- Thời gian được tính là thời gian đã đóng BHTN được tính là thời gian NLĐ đã tham gia BHTN khi tính trợ cấp (hiện hành không có quy định phần này).
- Bổ sung trường hợp NSDLĐ được kéo dài thời gian giải quyết quyền lợi của NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ lên tối đa 30 ngày đó là:
Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo Điều 45 của BLLĐ.
6. Tiền lương làm căn cứ để trả cho NLĐ trong ngày nghỉ
Tiền lương làm căn cứ để trả cho NLĐ trong ngày nghỉ hàng năm, lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương là tiền lương theo HĐLĐ (thay vì là tiền lương ghi trong HĐLĐ của tháng trước liền kề) chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của NSDLĐ, nhân với số ngày NLĐ nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương.
7. Bổ sung quy định về Tiền lương làm căn cứ bồi thường khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
8. Đăng ký nội quy lao động
Không bắt buộc cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh thông báo bằng văn bản (chỉ cần thông báo) đến NSDLĐ khi nội quy trái quy định pháp luật.
9. Trình tự xử lý kỷ luật lao động
- NSDLĐ chỉ phải đảm bảo thông báo mời họp được gửi đến tay các thành phần tham dự trước khi diễn ra cuộc họp xử lý kỷ luật (không yêu cầu phải gửi trước ít nhất 05 ngày làm việc như quy định hiện nay).
- Nếu bất kỳ thành phần tham dự nào vắng mặt mà không có lý do chính đáng, NSDLĐ có quyền tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật; thay vì phải chờ đến khi đã tiến hành thông báo ít nhất 03 lần như quy định hiện nay.
Nghị định 148/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/12/2018.
PV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ông Trần Chí Cường làm Trưởng Ban chỉ đạo phát triển ngành logistics Đà Nẵng
Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo hiểm xã hội
Doanh nghiệp Pháp muốn đầu tư vào hạ tầng giao thông tại Long An
Hướng nghiệp sớm, hình thành đội ngũ lao động trẻ có tay nghề cao
An Giang bàn giải pháp phát huy giá trị chiến lược của kênh Vĩnh Tế
Đề xuất giải pháp phát triển cảng biển khu thương mại tự do Đà Nẵng
Cột tin quảng cáo