Điều chỉnh tỷ lệ tạm nộp thuế thu nhập: Động lực mới cho doanh nghiệp từ Nghị định 91
Hàng trăm doanh nghiệp tham gia hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2022 / Đề nghị xử phạt 4 nhà máy thủy điện chưa nghiệm thu đã hoạt động
Số thuế doanh nghiệp tạm nộp 4 quý không thấp hơn 80% của năm
10 tháng năm nay, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1 triệu 464 nghìn tỷ đồng, bằng 103,7% dự toán. Kết quả khả quan này có được nhờ vào các quyết sách kịp thời của Quốc hội và Chính phủ trong việc thực hiện có hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Đây cũng là nền tảng góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế cũng như mục tiêu thu ngân sách của cả năm.
Dù thu ngân sách 10 tháng đã vượt dự toán, song số thu nội địa bình quân những tháng gần đây đều thấp so với thời điểm đầu năm. Cụ thể, thu nội địa bình quân 5 tháng đầu năm đạt 130.800 tỷ đồng/tháng. Tuy nhiên, từ tháng 6 đến nay thu bình quân chỉ đạt gần 100.000 tỷ đồng, trong đó thu tháng 9 chỉ còn 71.200 tỷ đồng, tháng 10 chỉ đạt khoảng 70.000 tỷ đồng.
Điều này cho thấy việc thu ngân sách càng gần về cuối năm thì càng khó khăn. Nguyên nhân được đánh giá là do chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí vận chuyển tăng cao, lãi suất, tỷ giá tăng, và ảnh hưởng nhất định từ việc suy giảm kinh tế trên toàn cầu, từ đó ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.
Vì vậy, để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nuôi dưỡng nguồn thu, ngoài việc miễn, giảm, hoãn nộp thuế, thì mới đây Chính phủ đã vừa ban hành Nghị định 91, thay đổi tỷ lệ và thời gian tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Cụ thể, theo quy định cũ tại Nghị định 126 thì đến ngày 30/10 doanh nghiệp đã phải tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 3 quý không thấp hơn 75% theo quyết toán năm. Nếu nộp thiếu sẽ phải tính tiền chậm nộp. Nhưng tại Nghị định 91 mới đây đã cho phép doanh nghiệp đến 30/1 năm sau mới phải tạm nộp 80% tiền thuế của 4 quý.
Như vậy thay vì phải đóng thuế vào 30/10 thì giờ đây 30/1 năm sau các doanh nghiệp mới phải tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng sẽ có thêm 3 tháng để cân đối dòng tiền, phục vụ việc sản xuất kinh doanh trước khi đóng thuế.
Động lực mới cho doanh nghiệp
TạiCông ty cổ phần Tập đoàn Vinapro chuyên xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang Châu Âu, trước sự sụt giảm nhu cầu tiêu dùng tại thị trường này do lạm phát, doanh nghiệp cần thêm khá nhiều nguồn vốn để cạnh tranh với các đối tác khác. Nghị định 91 ra đời đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp được sử dụng thêm hàng tỷ đồng từ dòng tiền chưa phải đóng thuế ngay để cho sản xuất kinh doanh.
"Ngày 31/10, chúng tôi đã dự kiến đi nộp thuế nhưng sau khi có Nghị định 91 thì chúng tôi hoãn không đi đóng. Nghị định của Chính phủ đã động viên kịp thời cho doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn hiện tại", ông Tạ Ngọc Hùng -Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vinapro cho biết.
Nghị định 91 giúp các doanh nghiệp chủ động số thuế phải nộp
Nghị định 91 cũng tháo gỡ lo lắng của nhiều doanh nghiệp về việc sẽ bị tính tiền chậm nộp nếu nộp thiếu sau ngày 30/10 theo quy định cũ.
"Với sự thay đổi của chính sách mới Nghị định 91 thì cuối quý 4 chúng tôi đã có kết quả kinh doanh chính xác và sẽ đã chủ động được cái số thuế phải nộp. Lúc đó thì chúng tôi không phải lo tính toán việc chậm nộp thuế nữa, nộp bao nhiêu nữa mà chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh hiệu quả", bà Nguyễn Bích Phương -Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn khoáng sản và thương mại VQB cho biết.
Giám đốc Công ty Luật ANVI Trương Thanh Đức đánh giá Nghị định 91 là động thái hợp lý để cho doanh nghiệp không lo lắng quá vì dòng tiền, nộp thiếu thì phạt, nộp thừa thì là bất lợi.
Tổng cục Thuế cũng vừa có công điện khẩn yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố nghiên cứu, tuyên truyền, phổ biến cho người nộp thuế kịp thời thực hiện Nghị định số 91 của Chính phủ.
Kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra trên 44.800 tỷ đồng
Ngoài việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, để việc đảm bảo thu ngân sách bền vững, Tổng cục Thuế cũng đã liên tục triển khai nhiều giải pháp khác nhau, một trong những giải pháp chính là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. 9 tháng đầu năm nay, toàn ngành thuế đã thực hiện hơn 49.000 cuộc thanh, kiểm tra và phát hiện không ít trường hợp doanh nghiệp vi phạm về hoàn thuế GTGT, để chiếm đoạt tiền của Nhà nước.
Trong quá trình kiểm tra, thanh tra hơn 515.000 hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế đã phát hiện nhiều doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, mua của các doanh nghiệp đã bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp xin hoàn thuế nhưng không có hàng hóa mua vào, không có kho hàng bến bãi... Qua đó đã kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra hơn 44.800 tỷ đồng, tăng trên 31% so với cùng kỳ. Trong đó truy thu hơn 10.300 tỷ đồng, giảm lỗ gần 33.00 tỷ đồng, xử lý truy hoàn và tiền phạt vi phạm gian lận hoàn thuế là 414 tỷ đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo