Đổi mới, sáng tạo từ thách thức công nghệ, internet, mạng xã hội
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắn gửi thông điệp đó đến những người làm truyền hình cả nước tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 38, khai mạc tối 19/12, tại thành phố Đà Lạt.
Lực lượng công an phải luôn gần dân, sát dân, bám, nắm cơ sở / 10 công trình tiêu biểu do thanh niên thực hiện trên toàn quốc năm 2018
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại lễ khai mạc Liên hoan. Ảnh: VGP |
Điểm mới đáng chú ý là từ kỳ Liên hoan này, những phim truyện truyền hình có kịch bản chuyển thể hoặc phỏng theo tác phẩm văn học nước ngoài cũng được tham gia dự thi. Bên cạnh đó, Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 38 cũng là năm đầu tiên thể loại phim tài liệu mở rộng xét giải với các phim tài liệu dài tập.
Nắm bắt xu thế phát triển và đáp ứng sự quan tâm của những người làm truyền hình trong bối cảnh hiện nay, 2 hội thảo với chủ đề “Mạng xã hội và truyền hình”, “Giải pháp sử dụng thiết bị cơ động, nhỏ gọn cho sản xuất chương trình” sẽ được tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước và tinh thần khuyến khích đổi mới - bắt kịp xu hướng - hợp tác cùng phát triển.
Ban tổ chức tặng hoa đại diện các ban giám khảo. Ảnh: VGP |
Bên cạnh đó, những người làm báo, làm truyền hình cũng không ngừng trăn trở trước sự phát triển bùng nổ của thông tin mạng, đặc biệt của mạng xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa, số hoá.
Theo Phó Thủ tướng, trước yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng đa dạng của nhân dân, thông tin phải nhanh, cực nhanh; phải chính xác, thậm chí tuyệt đối chính xác và hơn cả là luôn luôn phải có định hướng từ các nội dung chính trị đến văn hoá, thẩm mỹ. Trong khi đó thông tin trên internet, mạng xã hội tăng theo cấp số nhân, đa chiều.
Tuy nhiên, công nghệ, internet, mạng xã hội không chỉ là thách thức, mà còn là cơ hội. Phó Thủ tướng nêu ví dụ, trước đây khi nói đến truyền hình thì đó là hình ảnh những cột phát sóng chọc trời, những chiếc tivi cồng kềnh, một ê kíp đồ sộ với hàng tá thiết bị để có được một bản tin, một tác phẩm truyền hình. Bây giờ chỉ cần một nhóm rất nhỏ, có khi một phóng viên hay người bình thường với thiết bị thông minh, thậm chí chỉ là một chiếc điện thoại thông minh cũng có thể làm ra được một tác phẩm truyền hình, xem được truyền hình ở mọi nơi, mọi lúc. Chưa kể tới trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn sẽ giúp sản xuất các chương trình truyền hình nhanh hơn, phù hợp với mọi đối tượng, đến được với công chúng cũng như nhận sự tương tác trở lại nhanh hơn.
Một tiết mục văn nghệ tại liên hoan. Ảnh: VGP |
“Mạng internet, trí tuệ nhân tạo, hay công nghệ càng phát triển thì yếu tố con người càng quan trọng. Không chỉ là bản lĩnh, trình độ chuyên môn mà quan trọng hơn là cả tấm lòng”, Phó Thủ tướng chia sẻ và mong muốn những người làm truyền hình tiếp tục chọn lọc từ hàng triệu thông tin để kể những tin tức, câu chuyện chạm được vào lòng người thì tin tức đó, câu chuyện đó sẽ được lưu lại và lan truyền như chia sẻ của Nhà báo Tạ Bích Loan Trưởng Ban Thể thao Giải trí và Thông tin kinh tế (VTV3), Đài Truyền hình Việt Nam.
Theo baochinhphu.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mức phạt áp dụng từ ngày 1/1/2025 với việc đeo tai nghe khi đi xe máy, ai cũng nên biết
Sáu nhiệm vụ trong tâm của ngành Nông nghiệp trong năm 2025
Dự báo thời tiết miền Bắc ngày mai 4/1: Vùng núi phía Bắc rét đậm, rét hại, có nơi dưới 11 độ
Ngành Thuế công bố 10 sự kiện nổi bật, trong đó có eTax Mobile
Hai tuyến cáp biển gặp sự cố, ảnh hưởng đến tốc độ internet Việt Nam đi quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
Cột tin quảng cáo