Được “phổ cập” công nghệ thông tin, trạm y tế xã “hút” người bệnh
Hỗ trợ học tập online trên Facebook, không để SV lãng phí thời gian vô bổ / VIỆT NAM: 50% người mắc bệnh trầm cảm tại Việt Nam từng có ý định tự tử
Từ viết tay sang gõ máy: nhanh, tiện gấp nhiều lần
BS Quang Quốc Hải, Trạm trưởng Trạm y tế xã Cuôr Knia (Đắk Lắk) chia sẻ, hiện tại Trạm ứng dụng hệ thống CNTT, chỉ trong vài ba phút cập nhật được thông tin người bệnh, những lần khám trước đó, rồi các mã siêu âm, xét nghiệm đều đã có trong phần mềm CNTT rất thuận lợi.
“Vài năm trước khi chưa có hệ thống này, chúng tôi đều viết bằng tay, rất chậm, phải mất thời gian lục tìm hồ sơ của bệnh nhân rất mất thời gian. Nay được ứng dụng phần mềm, thông tin bệnh nhân khi đã được nhập vào, chỉ cần mã số đã hiện lên tất cả tiền sử bệnh những lần khám trước đó, vô cùng thuận lợi, giảm thời gian lục tìm hồ sơ, viết tay rất lâu như trước kia. Trước khi có phần mềm một bệnh nhân cần 10-15 phút để làm các thủ tục hành chính, nay chỉ mất 2 – 3 phút”, BS Hải cho biết.
“Nói đơn giản, trước đây khi bác sĩ khám cho bệnh nhân, ví dụ siêu âm chẳng hạn cần phải có thêm một người viết, gõ thông tin hành chính, giờ nhờ có phần mềm này, tự bác sĩ xử lý được không cần người hỗ trợ. Hay nhiều bệnh nhân tới khám, không nhớ lần khám trước, thuốc thang như thế nào vì bị mất sổ theo dõi, nay bác sĩ vẫn nắm được thông tin khi điền tên bệnh nhân trong hệ thống”, BS Hải nói tiếp.
Chưa kể, trong danh mục thuốc phần mềm cũng cập nhật đầy đủ, thông tin thẻ BHYT cập nhật lưu trữ tránh tình trạng sai số có thể dẫn đến không được xuất toán.
BS Hải cho biết, một ngày tại trạm khám trung bình cho khoảng 30 người, đồng thời quản lý các bệnh tâm thần, động kinh, cao huyết áp, ung thư. Với con số 7 cán bộ (gồm 1 bác sĩ, 3 y sĩ, 1 điều dưỡng, 1 nữ hộ sinh) công việc rất thuận lợi, kịp thời nhờ có sự hỗ trợ đắc lực của phần mềm.
Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại do trang thiết bị cũ, không đồng bộ, hay lỗi. Vì thế, nếu được cấp thêm cho các trạm 1 – 2 giàn máy tính mới sẽ thuận lợi hơn.
BS Phan Thị Tuyết, Trưởng trạm Y tế xã Tân Hòa cho biết tại Trạm ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin MMS từ tháng 7/2018 và từ tháng 10 bắt đầu áp dụng thanh toán BHYT.
“Ưu việt của phần mềm tôi cho rằng không chỉ tiết kiệm thời gian, quan trọng hơn, giúp bác sĩ quản lý được bệnh sử của bệnh nhân. Chưa kể, hiện nay khám thông tuyến đã được áp dụng, giúp các bác sĩ cập nhật được số lần bệnh nhân khám, qua đó quản lý được bệnh, thuốc. Phần mềm cũng tăng sự thuận lợi cho thống kê, báo cáo do hiển thị rõ các danh mục, gồm cả thuốc hết, thuốc tồn kho… để kịp thời bổ sung; Chỉ định cận lâm sàng thao tác nhanh gọn”, BS Tuyết nói.
Tuy nhiên, cũng có tồn tại tương tự các Trạm y tế khác, do 3 máy tính cũ, cấu hình thấp nên còn hạn chế trong làm việc.
BS Nguyễn Văn Lý, Phó Giám đốc Trung tâm y tế phụ trách huyện Buôn Đôn cho biết, toàn huyện có 7 trạm y tế xã, trung bình mỗi trạm tiếp nhận khoảng 300 bệnh nhân/tháng, trong đó có những trạm rất đông bệnh nhân, 30 – 40 bệnh nhân/ngày. Việc ứng dụng CNTT mang lại rất nhiều lợi ích cho các trạm y tế trong việc theo dõi, quản lý bệnh nhân.
Tiết kiệm tiền tỉ!
BS Long đánh giá, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tại hệ thống trạm y tế xã được đầu tư, giúp người bệnh tiếp cận dịch vụ y tế nhanh nhất và mọi cái công khai minh bạch.
“Bởi mọi thông tin đều được cập nhật minh bạch trên hệ thống và được liên thông giữa các Trạm Y tế. Lúc này, tất cả mọi người đều có thể giám sát việc khám, ra chỉ định thuốc của bác sĩ, qua đó sẽ hạn chế được tình trạng lạm dụng thuốc, xét nghiệm, góp phần nâng cao trách nhiệm, trình độ của bác sĩ trong điều trị cho người bệnh", BS Long nói.
Trong đó, lợi ích rõ nhất là giảm thời gian chờ đợi của người bệnh. Trước đây, khi thủ tục hành chính, quy trình chưa chuẩn một người dân đi khám bệnh chờ đợi từ 1 - 2 tiếng, thì nay thời gian chờ không dưới 45 phút. Hơn nữa, thông tin thuốc, điều trị đều khai, tạo lòng tin rất lớn cho người bệnh gắn bó với Trạm y tế xã, không bỏ lên tuyến trên điều trị.
BS Long chia sẻ thêm, trước khi ứng dụng phần mềm MMS trong hệ thống Trạm Y tế, năm 2014, nhiều công ty xây dựng các giải pháp quản lý hiệu quả về hồ sơ bệnh án, tiền sử bệnh của bệnh nhân nhưng hầu hết được áp dụng ở một số bệnh viện huyện, tỉnh. Còn tại các trạm Y tế xã phường chưa được quan tâm sâu sát, dẫn đến số liệu báo cáo không đồng nhất, sai số nhiều, việc này làm cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.
Chưa kể, hầu hết các phần mềm đang được cung cấp trên thị trường lúc đó không đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 2035/QĐ-BYT do chưa áp dụng chuẩn dữ liệu HL7.
Sau khi đã phân tích đánh giá cụ thể thực trạng ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế đã đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và xây dựng đề cương cho đề tài "Ứng dụng Công nghệ thông tin xây dựng phần mềm quản lý hoạt động trạm y tế xã trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk" do BS CKII Doãn Hữu Long - Giám đốc Sở Y tế là chủ nhiệm đề tài.
Phần mềm MMS.NET được đưa vào ứng dụng thực tiễn rộng rãi sau 28 tháng bắt tay vào nghiên cứu. Tại thời điểm nghiệm thu, đề tài đã được triển khai và chuyển giao đến 29/184 Trạm y tế và nay đã được nhân rộng đến 184 Trạm y tế và 15 Trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, 02 bệnh viện chuyên khoa (nhi, da liễu) 01 bệnh viện đa khoa huyện, 01 Bệnh viện đa khoa tại Tp. Hồ Chí Minh...
BS Long cho biết, với phần mềm này đã tiết kiệm cho nguồn ngân sách địa phương nhiều tỉ đồng để mua bản quyền thương mại. Ước tính từ năm 2016 đến nay riêng Y tế xã, phường ngành y tế Đắk Lắk tiết kiệm gần 10 tỉ đồng để mua bản quyền sử dụng hoặc thuê bao dịch vụ CNTT cho module liên thông thanh toán BHYT.
Đến nay MMS đã phát triển tích hợp hoàn thiện các phiên bản dành cho Trạm Y tế xã; cho Bệnh viện đa khoa tuyến huyện; phiên bản mở rộng tích hợp các APK chạy trên nền Android giúp cho cán bộ điều dưỡng, y tá có thể cập nhật thông tin chăm sóc và điều trị bệnh nhân tại giường bệnh. Bác sĩ có thể duyệt lại y lệnh và phiếu lĩnh thuốc thông qua giao diện điện thoại, máy tính bảng... và sẽ tiếp tục mở rộng, nhân rộng theo lộ trình từ năm 2018 - 2030, chia nhiều giai đoạn.
Giải pháp MMS đã góp phần không nhỏ đưa Công nghệ thông tin Y tế Đắk Lắk xếp vào top 5 toàn quốc về việc trích xuất dữ liệu liên thông thanh toán BHYT. Nghiên cứu thành công đề tài ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý Trạm y tế và chuyển giao ứng dụng ở 184 Trạm Y tế của tỉnh của BS Long và cộng sự đã đạt giải Sáng tạo Khoa học công nghệ và giải Sao Khuê và được giới thiệu dự thi quốc tế tại Hàn Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc