Đường sắt chạy lại tàu khách Bắc- Nam và Hà Nội- Hải Phòng từ 13/10
Vận tải hành khách bằng đường sắt thực hiện thí điểm từ ngày 13/10/2021 đến hết ngày 20/10/2021, khách đi tàu từ vùng nguy cơ cao phải tiêm đủ liều vaccine và xét nghiệm COVID-19.
Đẩy mạnh hỗ trợ tham gia BHYT, giảm chi "tiền túi" của người dân cho chăm sóc sức khoẻ / CẬP NHẬT: Tin bão KOMPASU và các chỉ đạo ứng phó
Chiều nay, 11/10, Bộ GTVT đã có quyết định ban hành quy định tạm thời thí điểm tổ chức hoạt động vận tải hành khách bằng đường sắt đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Theo đó, vận tải hành khách bằng đường sắt thực hiện thí điểm từ ngày 13/10/2021 đến hết ngày 20/10/2021; sau giai đoạn trên, sẽ tiến hành đánh giá và điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Đối với hành khách đi từ địa phương/khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao đến địa phương/khu vực có nguy cơ tương đương hoặc thấp hơn, phải tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19(thẻ xanh trên sổ Sức khoẻ điện tử/PC-COVID hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine của cơ quan có thẩm quyền cấp, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19).
Đường sắt chạy lại tàu khách Bắc- Nam từ ngày 13/10 tới đây
Bên cạnh đó, hành khách cần kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên tàu;
Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế (không tham gia chuyến đi khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng…);
Trường hợp hành khách chưa đủ điều kiện tiêm chủng vaccine theo quy định của Bộ Y tế khi đi cùng người thân trên chuyến tàu: phải đáp có xét nghiệm COVID-19 âm tính và tuân thủ 5K.
Khách đi từ địa phương/khu vực có nguy cơ và bình thường mới đến địa phương/khu vực có nguy cơ tương đương hoặc cao hơn, tuân thủ 5K; có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên tàu;
Khách phải chủ động thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú, lưu trú; tự theo dõi sức khoẻ hoặc thực hiện cách ly tại nơi cư trú, lưu trú theo quy định của Bộ Y tế và cụ thể của từng địa phương về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-Hành khách đi tàu từ vùng có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao được bán vé theo chỗ tại toa xe riêng trên đoàn tàu.
Đối với lái tàu, nhân viên công tác trên tàu, đã tiêm đủ liều vaccine (thẻ xanh trên sổ Sức khoẻ điện tử/PC-COVID hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19);
Có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 7 ngày đối với lái tàu và 72 giờ đối với nhân viên công tác trên tàu trước khi lên tàu.
Trường hợp tổ tàu thực hiện chuyến tàu khứ hồi trong ngày hoặc trong vòng 24 tiếng thì không cần xét nghiệm khi quay lại điểm đi, thực hiện 5K, tự theo dõi sức khỏe cho đến chuyến tàu tiếp theo. Nếu có biểu hiện các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng… thì thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để triển khai quy trình xử lý dịch bệnh theo quy định.
Quyết định của Bộ GTVT cũng nêu rõ, đối với địa phương nơi hành khách cư trú, lưu trú quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát những người về địa phương theo quy định cụ thể của địa phương, đảm bảo an toàn, không để lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng;
Tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ hai kể từ khi về nơi cư trú, lưu trú đối với hành khách về từ vùng dịch (được công bố tại trang thông tin điện tử Bộ Y tế);
Trong thời gian thực hiện thí điểm, Bộ GTVT tổng hợp tình hình, sơ kết đánh giá, phối hợp các địa phương để đề xuất Thủ tướng Chính phủ việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch khai thác cho phù hợp với tình hình thực tế trong giai đoạn tiếp theo.
Bộ GTVT cũng đề nghị các địa phương có nhà ga đường sắt bố và thông báo đến Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để tổng hợp, tiếp nhận thông tin hành khách đến cư trú, lưu trú tại địa phương;
Tổ chức tiếp nhận thông tin hành khách từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và có xác nhận với doanh nghiệp nêu trên đã tiếp nhận thông tin hành khách;
Chỉ đạo cơ quan y tế địa phương phối hợp Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt tổ chức điểm xét nghiệm SARS-CoV-2 tại ga đường sắt;…
Trên tuyến Hà Nội- Hải Phòng: các ga đón, trả hành khách gồm Hà Nội, Long Biên, Gia Lâm, Cẩm Giàng, Hải Dương, Phú Thái và Hải Phòng.
Tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh thực hiện đón trả khách ở 23 ga tại 23 địa phương có tuyến đường sắt chạy qua như Hà Nội, Phủ Lý, Nam Định, Bỉm Sơn…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao
Sun Life nhận giải dịch vụ khách hàng tốt nhất
Cột tin quảng cáo