Gia Lai: “Bức tử” hàng trăm gốc thông… để lấy vỏ trồng lan
Đồng Nai: Cá nuôi trên sông La Ngà chết trắng sau trận mưa lớn / Có đơn “tố” tiêu cực ngay trước khi Đà Nẵng thay đổi quy định thi tuyển sinh lớp 10
Từ cầu treo Phan Đình Phùng – địa danh phân chia địa giới hành chính giữa TP Pleiku và huyện Ia Grai (Gia Lai) di chuyển thêm vài trăm mét, chúng tôi chứng kiến cảnh nhiều cây thông héo khô, chết đứng, bị cạo vỏ nham nhở hay các gốc bị đốt cháy đen.
Theo phản ánh, nhiều tháng nay trước cơn sốt về vỏ thông để trồng lan, một số người dân đã lấy dao cạy vỏ đem về bán. Tại hiện trường, có hàng trăm cây thông bị cạo vỏ từ gốc lên đến quá đầu người. Một số cây vết cạo còn rất mới, nhựa rỉ chảy dọc thân. Còn nhiều cây thông khác bị cạo vỏ đã chết đứng, chỉ chờ đổ. Ngoài ra, phía bên kia đường cả một vạt thông đã chết khô, nhiều cây thân đã mục, đổ rạp xuống đất, vỏ đã bị cạo sạch từ gốc lên đến gần ngọn.
Tại báo cáo số 59/BC-BQL của Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ (đơn vị trực tiếp quản lý, bảo vệ rừng thông), trong thời gian qua, có tình trạng người dân vào róc vỏ khô của cây thông để về trồng phong lan.
“Qua công tác kiểm tra, đo đạc thực tế tại hiện trường, xác định có 981 cây thông bị róc vỏ. Trong đó, có 715 cây thông bị róc một phần vỏ khô bên ngoài, một số cây có hiện tượng chảy nhựa do có sự tác động của con người. 276 cây thông đã bị chết khô, thân còn đứng nguyên tại hiện trường, vỏ cây đã mục và bị bóc sạch vỏ từ gốc lên khoảng 2-3m so với mặt đất. Nguyên nhân dẫn đến cây thông bị chết một phần do con người xâm hại và do tự nhiên…”, ông Nguyễn Tất Thành - Phó Trưởng ban phụ trách BQL RPH Bắc Biển Hồ cho biết.
“Để bảo vệ rừng thông, UBND huyện Ia Grai đã chỉ đạo xã Ia Dêr phối hợp với BQL RPH Bắc Biển Hồ tăng cường tuần tra, ngăn chặn hành vi phá hoại cây thông. Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra, xác minh các đối tượng vi phạm. Tuy nhiên, việc cạo vỏ cây thông ở xã Ia Dêr chưa tìm ra thủ phạm để xử lý. Để bảo vệ rừng thông tại xã Ia Dêr, đơn vị đã cắt cử từ 1 đến 2 người thường xuyên túc trực tại đây. Đồng thời, đơn vị cũng gắn biển cấm phá hoại cây thông và để lại số điện thoại để người dân tố giác các đối tượng có hành vi xâm hại rừng thông”, ông Thành cho biết thêm.
Trước đó, Đội Kiểm lâm cơ động số 2 (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai) đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát Môi trường, Quản lý thị trường mật phục, bắt quả tang Phạm Minh Ngọc (SN 1981, trú tại xã Tân Bình, huyện Đăk Đoa, Gia Lai) có hành vi mua bán, vận chuyển vỏ thông.
Đối tượng này bị bắt quả tang khi đang vận chuyển 103 bao đựng vỏ thông với tổng khối lượng gần 3,5 tấn. Ban đầu, đối tượng Ngọc khai nhận thu mua số vỏ thông này tại một số xã của huyện Đăk Đoa (Gia Lai) để vận chuyển, đi bán kiếm lời. Giá mỗi kí vỏ thông mà đối tượng mua vào dao động từ 3-4 nghìn đồng, sau đó bán lại với giá cao hơn.
Trước việc sốt vỏ thông về trồng lan và các mục đích khác, nhiều người dân đã mang dao vào bức tử những cánh rừng thông trái phép. Hiện cơ quan chức năng đang truy tìm các đối tượng bức tử rừng thông.
Trước sự việc, rừng thông đang bị “bức tử” từng ngày thì ông Kpă Thuyên (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai) và ông Nguyễn Hữu Quế (Bí Thư huyện ủy Ia Grai) đã trực tiếp đi thị sát đồng thời yêu cầu lực lượng chức năng sớm vào cuộc điều tra làm rõ. Trước mắt, nhằm tuyên truyền cho người dân thì lực lượng chức năng đã cắm biển cấm người dân vào đốt lửa, cạo vỏ thông.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng lập đường dây nóng để nhận tin báo từ quần chúng nhân dân; nhanh chóng kiểm đếm số lượng thông bị xâm hại để có hướng xử lý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái