Tin tức - Sự kiện

Giải pháp nào đảm bảo cung ứng vốn cho phục hồi kinh tế?

Tín dụng 7 tháng đầu năm tăng 9,27%, cao nhất trong hơn 10 năm. Hiện nhu cầu vay lớn nhưng nhiều ngân hàng đã gần cạn hạn mức tín dụng.

Long An: Bắt giữ 39kg vàng buôn lậu qua biên giới trong 6 tháng / Đà Nẵng: Xử lý nghiêm việc đầu cơ, nâng giá thuốc điều trị cúm A để trục lợi

Nền kinh tế đang có những dấu hiệu phục hồi tích cực sau dịch, lúc này rất nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng cho biết đã gần hết hạn mức tín dụng, do nửa đầu năm tín dụng đã tăng quá nhanh.

Con số mới nhất được Ngân hàng Nhà nước công bố, tín dụng đến 20/7 đã tăng 9,27%, cao hơn nhiều so với mức 6,47% của cùng kỳ năm trước và là mức tăng cao nhất trong hơn 10 năm trở lại đây.

Nếu nhìn vào báo cáo tài chính nửa đầu năm, nhiều ngân hàng thương mại đã có mức tăng trưởng cho vay khách hàng cao hơn mức này. Đơn cử như MBbank tăng trên 14,2%, Techcombank 13,9%, BIDV, ACB cùng tăng khoảng 9,8%.

Giải pháp nào đảm bảo cung ứng vốn cho phục hồi kinh tế? - Ảnh 1.

Tín dụng 7 tháng đầu năm tăng 9,27%, cao nhất trong hơn 10 năm. Ảnh minh họa.

Trước thực trạng tăng trưởng tín dụng cao như vậy, nhiều ngân hàng đã xin được nới hạn mức tăng trưởng. Tuy nhiên, qua trao đổi với Ngân hàng Nhà nước, phóng viên VTV được biết qua xem xét, đánh giá chung, cơ quan này tạm thời vẫn giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay ở 14% để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.

"Tỷ lệ Tín dụng/GDP của Việt Nam theo IMF và WB thuộc hàng cao nhất thế giới so với các nước có điều kiện phát triển tương đồng, đến cuối năm 2021 tỷ lệ này đã đạt 124% là mức mà các tổ chức quốc tế, tổ chức xếp hạng tín nhiệm cảnh báo Việt Nam về rủi ro tài chính - ngân hàng. Do đó, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành tín dụng theo mục tiêu định hướng 14% đã đề ra và căn cứ diễn biến, tình hình thực tế để có giải pháp điều hành phù hợp nhằm hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát", ông Phạm Chí Quang - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cho hay.

Như vậy, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định chưa nới chỉ tiêu tín dụng dù nhiều ngân hàng mong muốn được cởi room. Trong khi đó, theo khảo sát về xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng mới được Vụ dự báo thống kê, Ngân hàng Nhà nước thực hiện, phần lớn các ngân hàng đều nhận định nhu cầu vay vốn năm nay cao hơn năm ngoái. Trong đó, nhu cầu của doanh nghiệp sẽ tăng nhanh hơn người dùng cá nhân.

Việc các ngân hàng cạn room tín dụng sẽ đặt các doanh nghiệp trước các thách thức như thế nào? Làm thế nào để doanh nghiệp vẫn có vốn và ngân hàng không vượt rào tín dụng? Ngoài vốn vay ngân hàng, liệu các doanh nghiệp có thể tìm kiếm nguồn vốn từ những kênh nào?

Xung quanh các vấn đề trên, chương mục trong chương trình Dòng chảy tài chinh tuần này với sự tham gia của PGS.TS Vũ Sỹ Cường - Kinh tế trưởng Viện công nghệ và phát triển tài chính đã có những trao đổi, phân tích cụ thể.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm