Hà Nội: 105 chợ truyền thống được cải tạo và xây mới năm 2025
An toàn điện hạt nhân - Bài 2: Ưu tiên số một / An toàn điện hạt nhân - Bài cuối: Hiện thực hóa nền kinh tế carbon thấp
Các chợ được cải tạo và xây mới sẽ đảm bảo tiêu chuẩn chợ an toàn thực phẩm theo quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy, văn minh thương mại, an ninh trật tự; 90% chợ được phê duyệt phương án giá sử dụng diện tích bán hàng; 100% chợ phê duyệt sửa đổi nội quy hoạt động, phương án bố trí, sắp xếp ngành hàng...; 100% xã, phường, thị trấn hiện chưa có chợ nhưng có nhu cầu phát triển chợ được rà soát đưa vào danh mục mạng lưới chợ trên địa bàn thành phố.
Bà Nguyễn Kiều Oanh, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, chợ là để phục vụ nhu cầu dân sinh, trong khi đầu tư kinh doanh, khai thác chợ hiệu quả không cao nên khó thu hút được xã hội hóa. Với những chợ đã chuyển đổi mô hình quản lý cũng không đủ khả năng duy trì, nâng cấp, cải tạo chợ. Trong điều kiện nguồn lực nhà nước có hạn, việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư kinh doanh, khai thác chợ là rất cần thiết. Sở Công Thương đề nghị các bộ, ngành nghiên cứu tham mưu Chính phủ có các cơ chế hỗ trợ (về miễn, giảm tiền thuê đất, về ưu đãi lãi suất cho vay đối với đầu tư xây dựng chợ,…) đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ đảm bảo giảm chi phí đầu vào, đảm bảo an sinh, ổn định xã hội.
Thực tế, còn tồn tại nhiều chợ do doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, nhưng trong quá trình hoạt động, khai thác chợ lại không đảm bảo theo phương án bố trí ngành hàng, nội quy được phê duyệt,… Hiện nay, chưa có chế tài xử phạt vi phạm trong quá trình hoạt động của chợ. “Đề nghị Bộ Công Thương tham mưu Chính phủ ban hành quy định xử phạt hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh, khai thác chợ nhằm nâng cao hiệu lực của công tác quản lý nhà nước đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ”, bà Nguyễn Kiều Oanh chia sẻ.
Để giải quyết vấn đề bức xúc dân sinh này mới đây, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố năm 2025. Theo đó, Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chức năng, UBND các cấp huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng, Đầu tư cải tạo, phát triển hệ thống chợ trên địa bàn thành phố đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định; đảm bảo thuận lợi cho người dân khi kinh doanh và mua bán tại chợ, hướng tới phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đời sống, sinh hoạt của nhân dân địa phương, không để xẩy ra tình trạng khiếu kiện, mất an ninh trật tự, đảm bảo an toàn thực phẩm, văn minh thương mại.
Đồng thời, tạo nguồn thu ngân sách nhà nước bền vững cho các địa phương và thành phố và xử lý dứt điểm việc hình thành, tồn tại các chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn.
Theo báo cáo tiến độ các dự án chợ đầu tư xây mới, cải tạo giai đoạn 2022-2025 gửi Sở Công Thương Hà Nội, đã có 19 đơn vị đăng ký đầu tư xây dựng, cải tạo chợ năm 2023 với tổng số 48 dự án chợ xây mới, xây lại và 57 chợ cải tạo, sửa chữa. Tuy nhiên, tiến độ triển khai còn rất chậm do gặp nhiều vướng mắc. Chợ thì đang giải phóng mặt bằng, chợ thì đang chờ hướng dẫn về thủ tục giao đất cho thuê đất, chợ đang vướng mắc về xác định khoản chậm nộp ngân sách, chợ thì đang điều chỉnh chủ trương đầu tư...
End of content
Không có tin nào tiếp theo