Hàng loạt khu công nghiệp “quên” phòng cháy, chữa cháy
Cá chết, rác thải lại nổi đầy các kênh nước ở Đà Nẵng / Hậu Giang: Nước sông đen ngòm, cá chết hàng loạt, dân khốn khổ vì mất nước sinh hoạt
Hàng loạt vụ cháy nghiêm trọng
Khoảng 16h chiều 23/4, khi công nhân đang làm việc tại Công ty TNHH White Feathers International (chuyên sản xuất ghế nệm sofa xuất khẩu nằm trên đường NA7, Khu công nghiệp Mỹ Phước 2 (phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, Bình Dương) thì bên trong nhà kho bất ngờ có tiếng nổ lớn. Ngay sau đó, lửa bốc lên bao trùm khu nhà xưởng. Do kho hàng đều chứa các sản phẩm dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng lan rộng, bốc lên tạo thành cột khói khổng lồ.
Gần 20 xe chữa cháy được điều động đến hiện trường, ngăn chặn không cho ngọn lửa lan rộng và bén sang các công ty lân cận. Thời điểm xảy ra vụ việc, công nhân trong công ty kịp thời di tản ra ngoài.
Đến rạng sáng 24/4, lực lượng chức năng mới khống chế và dập tắt được ngọn lửa. Tuy nhiên, toàn bộ nhà xưởng rộng hàng ngàn m2 và nhiều tài sản bị thiêu tụi.
Trước đó, sáng 11/4, một vụ hoả hoạn lớn đã xảy ra tại công ty nằm trên đường số 18, khu công nghiệp Sóng Thần 2, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Cột khói khổng lồ đang cuồn cuộn bốc lên, ở xa hàng chục km vẫn nhìn thấy. Bước đầu, ngọn lửa được xác định bắt nguồn từ một kho hàng chứa quần áo bà mẹ và trẻ em, sau đó lan nhanh và bùng phát dữ dội. Tại hiện trường, khói lửa bao phủ hàng nghìn m2 nhà xưởng.
Do vụ cháy lớn nên lực lượng PCCC TPHCM cũng tăng cường hỗ trợ để khống chế ngọn lửa, hơn 20 xe chữa cháy có mặt ở hiện trường. Rất may, khi vụ hoả hoạn xảy ra không gây thiệt hại về người.
Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Bình Dương, đám cháy được phát hiện vào khoảng 7h36 tại kho hàng hoá cho thuê thuộc Công ty Cổ phần Logistic Pan Pacific (nằm Lô C2, đường N17-18, KCN Sóng Thần 2, thị xã Dĩ An, Bình Dương). Khi vụ cháy xảy ra có 4 công ty đang thu kho xưởng tại đây với tổng diện tích 19.500m2.
Các công ty lân cận đã cho công nhân nghỉ việc buổi sáng để ứng phó và phòng ngừa đám cháy lây lan. 26 xe cứu hoả, 2 xe bồn tiếp nước, 1 xe chỉ huy và 166 lính cứu hoả được huy động. Toàn bộ lực lượng, phương tiện chữa cháy tỉnh Bình Dương được huy động và chi viện thêm từ Đội Cảnh sát PCCC quận 9, Thủ Đức, khu vực 2 thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và Cứu hộ cứu nạn TPHCM.
Do kho xưởng chứa chủ yếu gỗ, bao bì và đồ dùng bách hoá… nên khi xảy ra hoả hoạn, toàn bộ nhà xưởng đã bị lửa bao trùm, thiêu rụi, đổ sập. Vụ cháy không gây thương tích về người, thiệt hại về tài sản đang được thống kê.
Ngoài ra còn hàng chục vụ cháy, nổ khác gây thương vong về người và thiệt hại hàng tram tỷ đồng.
Nhiều khu công nghiệp “quên” phòng cháy, chữa cháy
Trong buổi làm việc vào ngày 4/5, Đoàn giám sát Quốc hội giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC giai đoạn 2014 - 2018 tại Bình Dương đã nêu ra hàng loạt vấn đề cấp bách cần giải quyết triệt để.
Theo UBND tỉnh Bình Dương, trước khi đoàn giám sát làm việc, từ năm 2014 đến 2018, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 80 vụ cháy, hai vụ nổ, làm chết 12 người, bị thương 10 người, tài sản thiệt hại ước tính khoảng 313,5 tỷ đồng. Nguyên nhân xảy ra cháy chủ yếu là do sự cố hệ thống điện và thiết bị điện (chiếm 78,75%), bất cẩn trong lao động, sinh hoạt của người dân (chiếm 11,25%); sự cố kỹ thuật của các thiết bị, máy móc trong sản xuất và một số nguyên nhân khác như sét đánh, tự cháy…
Trong công các PCCC, lực lượng PCCC tỉnh đã cứu chữa hiệu quả 80 vụ xảy ra, tài sản cứu được ước tính khoảng 1.083 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng đã kiểm tra an toàn PCCC, lập biên bản 56.584 lượt cơ sở, hướng dẫn và kiến nghị các cơ sở khắc phục 167.608 thiếu sót về an toàn PCCC…
Mặc dù có nhiều nỗ lực trong công tác PCCC nhưng tình hình cháy, nổ xảy ra tại Bình Dương vẫn còn nhiều. Tại buổi giám sát, các thành viên đoàn giám sát đã chỉ ra những tồn tại về công tác PCCC tại tỉnh cần khắc phục. Cụ thể, có 27 khu công nghiệp (KCN) đi vào hoạt động nhưng có đến 12 KCN chưa có phương án PCCC theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, là địa phương xảy ra nhiều vụ cháy và có nhiều nguy cơ cháy nổ nhưng trong thời gian qua, HĐND tỉnh Bình Dương vẫn chưa có Nghị quyết về công tác PCCC. Ngoài ra, tuy có xảy ra một số vụ cháy nghiêm trọng nhưng việc truy cứu trách nhiệm thì chưa có vụ truy tố nào được đưa ra xét xử.
Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị tỉnh Bình Dương buộc các KCN đi vào hoạt động cần phải có phương án PCCC theo quy định của pháp luật, cần làm rõ trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu đơn vị trong phạm vi quản lý; tiếp tục kiện toàn và đẩy mạnh hoạt động của Ban chỉ đạo về PCCC cấp tỉnh, đẩy mạnh việc đăng ký quy chế phối hợp giữa các lực lượng trong công tác PCCC.
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hiệu quả tuyên truyền; hướng dẫn biện pháp, lồng ghép kỹ năng PCCC trong các trường học; nhân rộng những mô hình hiệu quả, điển hình trong PCCC.
Làm tốt công tác quản lý nhà nước về PCCC, vấn đề quy hoạch gắn với PCCC, thường xuyên rà soát kiểm tra các cơ sở, địa bàn có nguy cơ cháy nổ cao, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mức phạt áp dụng từ ngày 1/1/2025 với việc đeo tai nghe khi đi xe máy, ai cũng nên biết
Sáu nhiệm vụ trong tâm của ngành Nông nghiệp trong năm 2025
Dự báo thời tiết miền Bắc ngày mai 4/1: Vùng núi phía Bắc rét đậm, rét hại, có nơi dưới 11 độ
Ngành Thuế công bố 10 sự kiện nổi bật, trong đó có eTax Mobile
Hai tuyến cáp biển gặp sự cố, ảnh hưởng đến tốc độ internet Việt Nam đi quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước