Hôm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với các doanh nghiệp Nhà nước
Quyết tâm đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự thảo của Đề án xây dựng Nhà nước pháp quyền / Chủ tịch nước kêu gọi thực hiện thành công chương trình trồng 1 tỷ cây xanh
Thủ tướng Phạm Minh Chính
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết năm 2020, Việt Nam còn khoảng gần 500 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và gần 200 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (trong số 350 doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước).
Chỉ riêng các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đang nắm giữ, mặc dù chỉ chiếm khoảng 0,08% số doanh nghiệp nhưng lại nắm giữ nguồn lực lớn của nền kinh tế.
Hiện nay, nếu không tính các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh và nông lâm nghiệp, nước ta có 94 doanh nghiệp Nhà nước quy mô lớn gồm: 9 tập đoàn kinh tế; 67 tổng công ty nhà nước, 18 công ty hoạt động theo mô hình nhóm công ty mẹ-công ty con.
Tuy chỉ chiếm hơn 10% về số lượng doanh nghiệp Nhà nước nhưng khối công ty mẹ Tập đoàn – Tổng công ty (doanh nghiệp Nhà nước quy mô lớn) lại nắm giữ khoảng 90% tổng tài sản, 88% tổng doanh thu và 86% lợi nhuận trước thuế của toàn bộ doanh nghiệp Nhà nước trên phạm vi toàn quốc.
Nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã xây dựng được các thương hiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có uy tín, có ảnh hưởng lớn trong khu vực và quốc tế về nhiều lĩnh vực như dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, cảng biển và logistic…
Về chỉ tiêu chủ yếu tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước đến năm 2025, phải cơ bản hoàn thành việc sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu khối doanh nghiệp Nhà nước. Bảo đảm nguồn thu từ cơ cấu lại doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021-2025 ít nhất 248.000 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương là 200.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 48.000 tỷ đồng, theo Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia và kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Trong khi, giai đoạn 2016-2020, tổng giá trị phần vốn nhà nước khi cổ phần hoá bán được là 22.748 tỷ đồng (đạt 23% kế hoạch dự kiến bán, tương đương 11% giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp). Như vậy, tiến trình cổ phần hoá chậm, kết quả cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước chưa đạt được kế hoạch đề ra.
Các doanh nghiệp Nhà nước đang gặp phải vướng mắc gì, động lực, giải pháp nào để khơi thông nguồn lực sẵn có và tương đối dồi dào của khối doanh nghiệp này là hai nội dung lớn sẽ được bàn luận tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thủ tướng Chính phủ với Doanh nghiệp Nhà nước diễn ra vào hôm nay.
Chủ đề trọng tâm của hội nghị trực tuyến này là "Tiếp tục đổi mới, nâng cao hoạt động nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp Nhà nước trong phát triển kinh tế-xã hội".
Thông qua Hội nghị lần này, hai vấn đề sẽ được tập trung làm rõ. Một là Thủ tướng Chính phủ sẽ lắng nghe những vướng mắc, khó khăn mà doanh nghiệp Nhà nước đang phải đối mặt để giải quyết vấn đề, đặc biệt là gắn với triển khai Quyết định số 360/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025".
Thứ hai, doanh nghiệp Nhà nước có nhiều nguồn lực nhưng chưa sử dụng hiệu quả, vì vậy kết quả chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.Vậy giải pháp, động lực nào để khơi thông nguồn lực của khu vực doanh nghiệp Nhà nước?
End of content
Không có tin nào tiếp theo