Hơn 53 nghìn người mắc bệnh tay chân miệng và 6 người tử vong, Bộ Y tế yêu cầu phòng chống dịch khẩn
(DNVN) - Bộ Y tế cho biết, tính đến 1/10, cả nước đã có 53.529 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 25.845 trường hợp nhập viện và đã có 6 người tử vong.
Kỳ tích mẹ suy thận giai đoạn cuối vẫn sinh con khỏe / Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người
Theo dự báo, các ca mắc tay chân miệng có xu hướng tăng nhanh trong thời gian tới. (Ảnh: Văn Đức)
Chiều 1/10, Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi GĐ Sở Y tế các tỉnh, thành phố yêu cầu tăng cường công tác phòng chống dịch tay chân miệng.
Theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế, trong 9 tháng đầu năm 2018 cả nước tiếp nhận 53,529 trường hợp mắc tại 63 tỉnh thành phố, trong đố 25,845 trường hợp nhập viện và đã có 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh thành ở khu vực phía Nam.
Con số so với cùng kỳ năm 2017, số mắc trên cả nước giảm 25,3%, số trường hợp nhập viện giảm 20,1%. Tuy nhiên một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc rích lũy cao và gia tăng nhanh chóng các tuần gần đây như: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Đã Nẵng, TP Hà Nội...
Theo dự báo, các ca mắc tay chân miệng có xu hướng tăng nhanh trong thời gian tới đây do bệnh có tính chất lây truyền, đặc biệt trong mùa tựu trường, học sinh đang tập trung vào năm học mới và hơn nữa hiện chưa có vắc xin phòng bệnh.
Nhằm chủ động phòng ngừa, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài, Bộ Y tế yêu cầu các Sở Y tế tỉnh, thành phố cần tham mưu cho Uỷ ban Nhân dân để có sự phối hợp chắt chẽ với ngành y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ giải phát, phòng chống hiệu quả, đặc biệt tại nơi có nguy cơ bùng phát dịch, có số ca mắc cao...
Tăng cường truyền thông về giáo dục sức khoẻ, nâng cao sức khoẻ nhân dân, thực hiện nguyên tắc 3 sạch: ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay sạch và đồ chơi sạch. Thực hiện chiến dịch rửa tay bằng xà phòng, thực hiện an toàn thực phẩm, vệ sinh ăn uống, cùng với đó tuyên truyền biện pháp phòng chống dịch tay chân miệng bằng các biện pháp như họp tổ dân phố, tập huấn, phát tờ rơi, loa đài, qua báo chí...
Phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo để tổ chức các hoạt động truyền thông sâu rộng về phòng chống tay chân miệng.
Ngành y tế các tỉnh, thành phố phải giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm ổ dịch, hạn chế thấp nhất các trường hợp bệnh nhân nặng gây tử vong, tránh lây nhiễm chéo ở các bệnh viện, cơ sở điều trị. Chủ động kinh phí để đảm bảo nhu cầu về thuốc, vật tư, hoá chất, các trang thiết bị phòng chống bệnh.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố lập đoàn kiểm tra hỗ trợ các địa phương, giải quyết các vướng mắc trong quá trình phòng chống dịch tay chân miệng. Thực hiện báo cáo, khai báo dịch, bệnh truyền nhiễm về Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế).
Hoàng Tuyết
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không thiếu vốn để thực hiện đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Cột tin quảng cáo