Tin tức - Sự kiện

Kiến nghị lập đoàn liên ngành kiểm tra thu học phí tại các trường quốc tế

DNVN - Ông Lê Hoài Nam - Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho rằng có thể lập đoàn kiểm tra liên ngành, thực hiện kiểm tra các trường có phụ huynh phản ánh vụ học phí.

Học sinh tử vong do cây đổ: Thầy Hiệu trưởng nhận trách nhiệm chính về vụ việc / Đình chỉ công tác Cục trưởng Cục Hải quan Bắc Ninh và 5 cán bộ liên quan đến nghi vấn nhận hối lộ của Công ty Tenma Việt Nam

Liên quan đến vấn đề thu học phí tại trường Dân lập Quốc tế Việt ÚC, trường Quốc tế Australia (AIS Saigon) và Sao Việt (VStar School), ông Lê Hoài Nam - Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, thông tin vừa qua, sở nhận đơn từ nhóm phụ huynhcủa những trường này.

Ngay sau đó, Sở đã quyết liệt trong khâu xử lý với tình hình, tuy nhiên có một số khó khăn khách quan. “Có một số phụ huynh không hợp tác với nhà trường và cơ quan chức năng. Họ tự tổ chức các cuộc tụ tập đông người có sử dụng băng rôn, chụp hình tạo dư luận trên mạng xã hội. Đã có phụ huynh thể hiện sự quá khích trong quá trình đấu tranh, phán đổi các chính sách mới thay đổi của nhà trường. Thậm chí có phụ huynh tuyên bố không cần thắng chỉ cần làm trường mất uy tín”, ông Nam khẳng định.

Phó Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo TPHCM Lê Hoài Nam chia sẻ thông tin với báo chí.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM Lê Hoài Nam chia sẻ thông tin với báo chí.

Theo Phó giám đốc Sở GD&ĐT, Covid-19 tạo tiền lệ chưa từng có cho ngành giáo dục. Nhiều trường học phải chuyển từ dạy trực tiếp sang trực tuyến nên không thể đạt hiệu quả tốt nhất.

"Việc điều chỉnh học phí của trường quốc tế phải hài hòa lợi ích giữa hai bên và phù hợp với các quy định về đầu tư, phí, giá", ông Nam nói.

Sau Covid-19, Sở Giáo dục và Đào tạo cóvăn bản hướng dẫn các trường về các khoản thu, trong đó lưu ý học phí trường ngoài công lập phải công khai, thỏa thuận với phụ huynh. Về mặt pháp lý, việc thu học phí và quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục được điều chỉnh theo quy định của pháp luật.

Khoản thu học phí online trong thời gian nghỉ chống dịch online cần có sự thỏa thuận của hai bên bởi đây là một phát sinh trong hợp đồng dân sự giữa phụ huynh và trường. Khi không thỏa thuận được, phụ huynh có quyền không sử dụng dịch vụ hoặc nhà trường từ chối cung cấp dịch vụ.

 

Phụ huynh Trường Việt Úc tập trung lần thứ 3 để yêu cầu đối thoại với nhà trường nhưng không thành công.

Phụ huynh Trường Việt Úc tập trung lần thứ 3 để yêu cầu đối thoại với nhà trường nhưng không thành công.

Theo ông Nam, hiện thành phố có hơn 20 trường quốc tế và mở cơ sở dạy học ở khắp thế giới. Do đó khi muốn thay đổi học phí, chủ đầu tư phải tính toán đồng bộ giữa các trường ở nhiều nước khác nhau, không thể giải quyết riêng rẽ nên có sự chậm trễ.

Ông Nam cho rằng mấu chốt vấn đề này là chưa có được sự thấu hiểu của người dân và nhà trường. Có thoả thuận nhưng chưa thống nhất nên xảy ra phản ứng của phụ huynh. Hiện Sở Giáo dục và Đào tạo TP đã tiếp nhận đơn của ba trường gồm trường Việt Úc, Sao Việt, Quốc tế Úc.

 

“Nếu tình trạng trên tiếp tục diễn ra, Sở kiến nghị UBND thành phố đảm bảo an ninh trật tự trước trường, thành lập đoàn kiểm tra liên ngành gồm Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Sở GD&ĐT, Thanh tra thành phố, Cục Thuế, và Công an Thành phố… Đây là một tổ chức trọng tài đủ chức năng để hòa giải vấn đề trên”, ông Nam nói.

Ông Từ Lương - Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị các báo khi tiếp cận thông tin qua mạng xã hội liên quan đến sự việc giữa phụ huynh và các trường quốc tế trên địa bàn thành phố cần có sự kiểm chứng và tham khảo nhiều chiều.

Theo ông Từ Lương, những vụ việc ở các trường quốc tế trong thời gian qua vừa gây tác động đến tình hình an ninh trật tự, vừa phần nào ảnh hưởng đến môi trường đầu tư vào TP.HCM.

Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo