Lý do khiến phụ nữ chống chọi với Covid-19 tốt hơn đàn ông
Giới trẻ vô tư tụ tập tại hồ Tây bất chấp dịch COVID-19 / Nhóm máu nào có nguy cơ cao mắc Covid-19?
Virus nCoV có thể tấn công bất cứ ai, không phân biệt lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, những người đàn ông lớn tuổi thường có nguy cơ ốm nặng gấp đôi những người phụ nữ cùng độ tuổi.
Phụ nữ ít có nguy cơ chuyển biến nặng khi nhiễm Covid-19 so với đàn ông. Ảnh minh họa: IGN24
Mới đây, nhà miễn dịch học Akiko Iwasaki, Đại học Yale (Mỹ) cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu trên trang Nature về phản ứng miễn dịch theo giới tính. Theo đó, nam giới sản sinh ra phản ứng miễn dịch chống chọi lại virus yếu hơn so với nữ giới.
Bởi vậy, những người đàn ông trên 60 tuổi có thể cần phụ thuộc vào vắc xin nhiều hơn để bảo vệ bản thân chống lại khả năng nhiễm Covid-19.
Kết luận trên cũng tương đồng với những khảo sát trước đây về sự khác biệt miễn dịch theo giới do nam- nữ phải đối mặt với những thử thách khác nhau.
Phụ nữ có phản ứng miễn dịch mạnh mẽ và nhanh hơn so với nam giới, có thể do cơ thể của họ đã quen với việc chống lại mầm bệnh đe dọa khi họ mang thai hoặc mới sinh con.
Tuy nhiên, theo thời gian, hệ miễn dịch luôn ở tình trạng cảnh giác cao có thể gây hại. Các căn bệnh tự miễn dịch- phản ứng miễn dịch mạnh mẽ quá mức- phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.
“Chúng ta đang nhìn thấy hai mặt của cùng một đồng xu”, bác sĩ Marcus Altfeld, nhà miễn dịch học tại Viện Heinrich Pette (Đức), cho hay.
Phát hiện trên cảnh báo các công ty phát triển vắc xin cần phân tích thông tin theo giới tính và có thể ảnh hưởng tới liều lượng thuốc.
“Bạn có thể tính tới trường hợp một liều vắc xin là đủ cho người trẻ hoặc phụ nữ trẻ trong khi nam giới cao tuổi cần ba liều”, bác sĩ Altfeld nói.
Hiện tại, các công ty nghiên cứu vắc xin chưa cung cấp dữ liệu phân tích theo giới tính. Tuy nhiên, Hiệp hội Thuốc và Thực phẩm Mỹ đã yêu cầu họ làm vậy, thêm cả thông tin về chủng tộc.
Nhóm của Iwasaki đã phân tích phản ứng miễn dịch của 17 người đàn ông và 22 người phụ nữ được đưa vào bệnh viện không lâu sau khi nhiễm nCoV. Họ lấy mẫu máu, dịch hầu họng, nước bọt, nước tiểu và phân của bệnh nhân 3-7 ngày một lần.
Nghiên cứu loại trừ những bệnh nhân dùng máy thở và uống các thuốc tác động tới hệ miễn dịch để đảm bảo ghi nhận chính xác phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
Các nhà khoa học cũng thu thập thông tin của 59 người khác không đáp ứng các tiêu chí trên.
Tổng kết, họ phát hiện, phụ nữ sản sinh nhiều tế bào T, thành phần giúp tiêu diệt các tế bào nhiễm virus và ngăn chặn sự lây nhiễm.
Trong khi đó, đàn ông có khả năng kích hoạt tế bào T yếu hơn. Họ càng lớn tuổi, phản ứng của tế bào T càng giảm.
Trong khi đó, khi phụ nữ lớn tuổi, thậm chí lên tới 90 tuổi, vẫn có phản ứng miễn dịch khá tốt.
Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng có những hạn chế khi tiến hành trên số lượng mẫu không lớn và tất cả các bệnh nhân đều hơn 60 tuổi. Do đó, các nhà khoa học khó đánh giá phản ứng miễn dịch thay đổi theo độ tuổi như thế nào.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc
Báo động tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam