Miền Tây Nam Bộ sẽ có tuyến đường sắt cao tốc dài 174km
Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong: Báo cáo Thủ tướng chuyển nhiều vụ việc sang cơ quan điều tra / Lũ lụt miền Trung: Đường sắt đứt gãy, đường bộ ngập lũ, cao tốc sạt lở
Theo đó, có 9 tuyến đường sắt được đưa vào quy hoạch, trong đó có tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ dài 174km, bắt đầu từ ga An Bình (Bình Dương) đến ga Cái Răng (Cần Thơ), đây là tuyến đường sắt đầu tiên được quy hoạch tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
Ông Lê Tiến Dũng - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Cần Thơ cho biết, trước đây Viện khoa học và Công nghệ Phương Nam cùng đơn vị tư vấn thiết kế đã đề xuất tuyến đường sắt tốc độ cao TP Hố Chí Minh - Cần Thơ.

Chỉ cần 45 phút từ TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ khi tuyến đường sắt cao tốc hoàn thành.
Đơn vị tư vấn cũng đề xuất phương án khai thác thu hồi vốn cho nhà đầu tư từ nguồn bán vé tàu và khai thác quỹ đất từ 300 – 700ha tại các nhà ga để phát triển các dự án thương mại, dịch vụ, nhà ở.
Theo đơn vị tư vấn, hiện nay việc đi lại giữa các tỉnh, thành vùng ĐBSCL với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Đông còn nhiều khó khăn. Việc di chuyển bằng đường hàng không đối với tuyến vận tải ngắn như TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ là không hiệu quả, do đó đường sắt tốc độ cao sẽ là một lựa chọn ưu tiên trong kết nối tuyến vận tải này.
Còn theo nghiên cứu của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), ước lưu lượng đi lại từ khu vực ĐBSCL – TP Hồ Chí Minh qua đường sắt có khả năng đạt gần 50 triệu lượt hành khách và 150 triệu tấn hàng hóa/năm, và tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 5 - 6%/năm. Đây là những cơ sở quan trọng để nhà đầu tư tham khảo, quyết định đầu tư…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Bình Định ‘bùng nổ’ thông tin nhờ diễn ra nhiều sự kiện quan trọng
PC Đà Nẵng đề nghị công an vào cuộc vụ giả mạo nhân viên ngành điện
Quy định mới về cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân
Đà Nẵng: Tăng trưởng GRDP quý I đứng thứ 4 cả nước
EVNCPC bảo đảm cấp điện các sự kiện quan trọng năm 2025

Kinh tế tư nhân: Kỳ vọng bứt phá và phát triển - Bài 3: Dấu ấn trong kiến thiết hạ tầng