Nâng mức xử phạt hành chính với chủ tàu vi phạm lên tới 1 tỷ đồng
DNVN - Ngày 5/7/2019, Nghị định 42/2019/NĐ-CP (thay thế Nghị định 103/2013/NĐ-CP của Chính phủ) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, nâng mức phạt tiền tối đối đa với cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản từ mức cũ là 100 triệu đồng lên tới 1 tỷ đồng.
Khoan nhầm chân bệnh nhân ở bệnh viện Chợ Rẫy: Đình chỉ 2 nhân viên y tế / Bình Thuận: “Tuýt còi” thêm 4 dự án bất động sản chưa đủ đủ điều kiện kinh doanh
Nghị định quy định rõ mức phạt đối với vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản. Cụ thể, phạt tiền từ 300 - 500 triệu đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau: Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét không có giấy phép khai thác thủy sản hoặc giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam; không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét theo quy định.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TNO)
Phạt tiền từ 500 - 700 triệu đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau: Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam không có giấy phép khai thác thủy sản hoặc giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; Không ghi nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; khai thác thủy sản quá hạn mức do tổ chức nghề cá khu vực cấp phép.
Đặc biệt, phạt tiền từ 800 triệu đồng - 1 tỷ đồng đối với chủ tàu cá có một trong các hành vi vi phạm sau: Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên không có giấy phép khai thác thủy sản hoặc giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam; khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực mà không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn hoặc không có giấy chấp thuận hoặc giấy chấp thuận hết hạn; tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn.
Đối với vi phạm quy định về chuyển tải thủy sản hoặc hỗ trợ cho tàu cá khai thác bất hợp pháp, Nghị định nêu rõ: Phạt tiền từ 100 - 200 triệu đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét để chuyển tải thủy sản từ tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp hoặc hỗ trợ hoạt động thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, vận chuyển thủy sản cho tàu cá được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng.
Phạt tiền từ 200 - 300 triệu đồng đối với trường hợp tái phạm hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 24 của nghị định.
Ngoài ra, nghị định quy định mức xử phạt vi phạm quy định về nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản; vi phạm quy định về nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản..
Minh Thu
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
Dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và bé
8 chương trình đào tạo của trường Đại học Đông Á được cấp chứng nhận kiểm định chất lượng
Lễ hội Áo dài Đà Lạt 2024 với nhiều điểm nhấn độc đáo
Cột tin quảng cáo