Chuyên gia hướng dẫn theo dõi, phát hiện phản ứng sau tiêm chủng
Bộ Y tế thông tin về hai trường hợp trẻ tử vong tại nhà sau tiêm chủng / Sởi tăng gấp 13 lần, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cho trẻ tiêm phòng đầy đủ
Theo PGS Hồng, tiêm chủng là biện pháp tốt nhất phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Việc phối hợp giữa cán bộ y tế, gia đình sẽ đảm bảo an toàn tiêm chủng cho trẻ.
Dưới đây là hướng dẫn của chuyên gia để đảm bảo tiêm chủng an toàn.
Chủ động thông báo tình trạng sức khoẻ của trẻ
Cha mẹ là người biết rõ nhất tình trạng sức khoẻ của trẻ. Vì thế, khi đưa trẻ đi tiêm chủng, các bà mẹ cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe hiện tại của con mình như: trẻ đang bị ốm, các loại thuốc đang dùng cho trẻ, trẻ có tiền sử dị ứng đặc biệt có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước như sốt cao, quấy khóc kéo dài, phát ban, sưng nề vùng tiêm …
Theo dõi 30 phút sau tiêm
Sau khi được bác sĩ kiểm tra sức khoẻ, đủ điều kiện để tiêm chủng, trẻ sẽ được tiêm chủng vắc xin. Bố mẹ hãy cùng cán bộ y tế kiểm tra đúng mũi tiêm, thuốc được tiêm chủng.
Sau tiêm chủng trẻ cần được ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để theo dõi, phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm có thể xẩy ra.
Trong 30 phút đầu, các phản ứng nặng (nếu có) sẽ rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng và nếu được theo dõi tại Trạm y tế, trẻ sẽ được xử trí cấp cứu kịp thời.
Theo dõi tại nhà 1 - 2 ngày sau tiêm chủng
PGS Hồng khuyến cáo, sau mũi tiêm, không chỉ việc theo dõi 30 phút đầu ngay tại Trạm Y tế là quan trọng, mà việc theo dõi 1 - 2 ngày sau tiêm chủng rất ý nghĩa để kịp thời phát hiện những bất thường của trẻ.
Khi về nhà, bố mẹ hãy luôn đồng hành cùng con để theo dõi trong 1 - 2 ngày bởi những phản ứng dị ứng muộn có thể xuất hiện sau đó.
"Tôi muốn nhấn mạnh đến từ "đồng hành", đó là hãy luôn bên trẻ để kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường. Không ít trường hợp sau khi trẻ đi tiêm về, sốt, bố mẹ chỉ cho uống hạ sốt rồi gửi con cho ông bà. Bố mẹ ở bên con, theo dõi con mới có thể chủ động phát hiện những bất thường nếu có", TS Hồng nói.
Vì thế, khi cho trẻ về nhà, cha mẹ cần tiếp tục theo dõi trẻ thường xuyên tại nhà trong vòng 1- 2 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu: tinh thần; bú mẹ; ăn; ngủ; thở; nhiệt độ; phát ban; phản ứng sưng đỏ tại chỗ tiêm… để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
Khi thấy có bất cứ bất thường nào, như trẻ bú ít hơn bình thường, trẻ ngủ nhiều hơn bình thường, hay có bất cứu cảm nhận gì cha mẹ cảm nhận thấy bất thường, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Cha mẹ phải đặt biệt chú ý dấu hiệu trẻ bú ít và nằm li bì có thể khiến nhầm lẫn trẻ ngủ ngoan. Trong khi đó, đi tiêm về, trẻ thường phải hơi sốt, quấy khóc. Giảm tri giác thường rất dễ bị bỏ qua vì nhầm lẫn, đến lúc trẻ li bì, hôn mê mới nhận định. Trong khi đó, từ lúc trẻ kích thích, quấy khóc vô cớ không dỗ được cũng cần phải nghĩ đến nguy cơ để đưa đến bệnh viện.
Ngoài ra, phản ứng đặc trưng khóc dai dẳng trên 3 giờ đồng hồ cũng cần đưa trẻ tới viện.
Trong thời gian ở nhà cần quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm; không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.
Khi trẻ có những phản ứng thường gặp như sốt nhẹ, sưng đau tại chỗ tiêm, quấy khóc... thì phải theo dõi liên tục, chú ý vào ban đêm để kịp thời phát hiện tình trạng tiến triển, kéo dài và những dấu hiệu nặng. Nếu trẻ sốt cần đo nhiệt độ, theo dõi sát, chườm ấm, nới rộng quần áo. Dùng thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn của cán bộ y tế. Sau khi sử dụng thuốc chủ động thông báo lại cho cán bộ y tế tình trạng sức khỏe của trẻ.
Cha mẹ cần đưa NGAY trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có 1 trong các dấu hiệu như: Sốt cao > 39oC, sốt kéo dài và khó đáp ứng thuốc hạ sốt; Kích thích, quấy khóc kéo dài; Trẻ kém tương tác (biểu hiện trẻ mệt, li bì); Co giật; Nôn trớ, bú kém, bỏ bú; Phát ban; Thở nhanh, khó thở, thở rên, thở ậm ạch, tím môi và chi; Chân tay lạnh, da nổi vân tím; Hoặc có các dấu hiệu bất thường khác khiến cha mẹ trẻ lo lắng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo