Ngày 4/10, cả nước có 5.383 ca mắc COVID-19 mới, 27.683 bệnh nhân khỏi bệnh
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp / Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 4 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tính từ 17h ngày 3/10 đến 17h ngày 4/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.383 ca nhiễm mới, trong đó 1 ca nhập cảnh và 5.382 ca ghi nhận trong nước (tăng 15 ca so với ngày trước đó) tại 37 tỉnh, thành phố (có 2.690 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP Hồ Chí Minh (2.490), Bình Dương (1.210), Đồng Nai (701), An Giang (222), Sóc Trăng (118), Long An (90), Kiên Giang (69), Khánh Hòa (53), Tiền Giang (52), Bình Thuận (48), Cà Mau (36), Hà Nam (36), Đồng Tháp (33), Cần Thơ (27), Bà Rịa - Vũng Tàu (25), Tây Ninh (20), Quảng Bình (18), Quảng Ngãi (17), Bình Định (14), Ninh Thuận (12), Bến Tre (12), Trà Vinh (10), Nghệ An (10), Quảng Trị (9), Bạc Liêu (9), Hà Nội (8 ), Đắk Nông (8 ), Vĩnh Long (7), Phú Yên (5), Nam Định (3), Thanh Hóa (2), Bắc Ninh (2), Phú Thọ (2), Bắc Giang (1), Đà Nẵng (1), Hải Dương (1), Gia Lai (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đồng Nai (giảm 123 ca), Bình Dương (giảm 73 ca), Tây Ninh (giảm 34 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Sóc Trăng (118), An Giang (75), Tiền Giang (39).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 6.835 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 813.961 ca nhiễm, đứng thứ 43/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.269 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 809.375 ca, trong đó có 716.301 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 12/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Thái Bình, Lạng Sơn, Lào Cai.
Có 7 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Ninh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP Hồ Chí Minh (400.003), Bình Dương (216.853), Đồng Nai (51.364), Long An (32.857), Tiền Giang (14.172).
Trong ngày 4/10, cả nước có 27.683 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca đượcđiều trị khỏi là721.480 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.144 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.061 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.042 ca
- Thở máy không xâm lấn: 163 ca
- Thở máy xâm lấn: 854 ca
- ECMO: 24 ca
Trong ngày ghi nhận 130 ca tử vong tại TP Hồ Chí Minh (93), Bình Dương (20), Long An (5), Đồng Nai (5), An Giang (3), Cà Mau (1), Vĩnh Long (1), Đà Nẵng (1), Tiền Giang (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 149 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 19.845 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong ngày 3/10 có 859.182 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 45.496.123 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 34.622.194 liều, tiêm mũi 2 là 10.873.929 liều.
Bộ Y tế vừa xây dựng kế hoạch bảo đảm công tác y tế, phòng chống dịch bệnh COVID-19 phục vụ kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XV với các nhiệm vụ: Bảo đảm phòng chống dịch bệnh, dịch COVID-19; bảo đảm vệ sinh môi trường; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; bảo đảm cấp cứu, khám chữa bệnh; bảo đảm đáp ứng cấp cứu khẩn cấp các tình huống thảm họa, khủng bố hóa học, sinh học.
TP Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn thiện kế hoạch tổ chức hoạt động xét nghiệm thích ứng với tình hình dịch bệnh hiện nay và hướng dẫn của Bộ Y tế. Hoạt động xét nghiệm sẽ tập trung cho việc giám sát phát hiện các ca bệnh mới, điều tra dịch tễ, giám sát định kỳ các khu vực nguy cơ.
Đến nay liên quan đến chùm ca bệnh tại Bệnh viện Việt Đức có 41 ca mắc liên quan, trong đó: TP Hà Nội (33), Nam Định (4), Hà Tĩnh (2), Hưng Yên (1), Hải Dương (1). Có 18 trường hợp là người nhà bệnh nhân, 17 trường hợp là bệnh nhân, 5 trường hợp là nhân viên làm việc tại bệnh viện và 1 trường hợp khác lây nhiễm liên quan.
Trong thời gian qua, cơ quan y tế TP Hà Nội đã lấy 16.850 mẫu xét nghiệm, trong đó 15.478 mẫu có kết quả, 33 mẫu dương tính, còn lại đang chờ kết quả.
Để giải tỏa và làm sạch bệnh viện, Bệnh viện Việt Đức dự kiến phối hợp cùng các cơ quan liên quan để để chuyển bệnh nhân đến điều trị tiếp tục tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Thanh Nhàn và Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mức phạt áp dụng từ ngày 1/1/2025 với việc đeo tai nghe khi đi xe máy, ai cũng nên biết
Sáu nhiệm vụ trong tâm của ngành Nông nghiệp trong năm 2025
Dự báo thời tiết miền Bắc ngày mai 4/1: Vùng núi phía Bắc rét đậm, rét hại, có nơi dưới 11 độ
Ngành Thuế công bố 10 sự kiện nổi bật, trong đó có eTax Mobile
Hai tuyến cáp biển gặp sự cố, ảnh hưởng đến tốc độ internet Việt Nam đi quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước