Ngày hội tuyển sinh 2019: Thí sinh dồn dập hỏi về ngành kinh tế và du lịch
Những thông tin mới nhất về tuyển sinh vào các trường trong quân đội / Những điểm mới được bổ sung trong Quy chế tuyển sinh đại học năm 2019
Du lịch – Khách sạn luôn “khát” nhân lực
Có mặt từ rất sớm để lắng nghe các chuyên gia tư vấn, em Nguyễn Mạnh Tùng (Bắc Ninh) đặt câu hỏi: “Nhu cầu tuyển dụng lao động của ngành Quản trị du lịch - lữ hành khách sạn trong 5 năm tới và các chính sách thu hút nhân lực với đối với ngành này có gì đặc biệt ?”.
GS.TS Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại cho biết, đúng là ngành Du lịch - Khách sạn đang rất "hot" cho nên nhu cầu nhân lực của ngành đang rất rộng mở, Nhà nước cũng có nhiều chính sách đặc biệt trong đào tạo ngành này.
Đồng thời, hiện nay rất nhiều trường ĐH, CĐ xét tuyển tùy vào từng tổ hợp xét và cách thức tuyển khác nhau với phổ điểm rộng từ 16-26 điểm. Cơ hội việc làm rất rộng mở, nhu cầu thị trường lớn nên các em hãy dựa vào tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp của mỗi trường làm căn cứ giúp các em mạnh dạn đăng ký.
PGS. TS Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), cho biết thêm, với 5 ngành đào tạo thuộc lĩnh vực du lịch, khách sạn, Bộ GD-ĐT đã có công văn hướng dẫn riêng để các trường có đào tạo các ngành này kết hợp với Hiệp hội Du lịch, các doanh nghiệp Công ty tổ chức du lịch để đào tạo theo hướng như những đơn đặt hàng lớn từ các doanh nghiệp.
Việc đào tạo theo cơ chế đặc thù này sẽ được áp dụng cách tính chỉ tiêu riêng, đồng thời giảng viên thỉnh giảng trực tiếp đến từ các doanh nghiệp sẽ chia sẻ kinh nghiệm và cơ hội việc làm cho các em học sinh ngay từ trên ghế nhà trường.
Đặc biệt, theo thông tin từ các trường cho biết, đến năm thứ 3, thứ 4 đại học, việc đưa sinh viên đi thực tâp tại doanh nghiệp không chỉ là nhu cầu của nhà trường, mà còn là nhu cầu từ chính doanh nghiệp. Đây là cơ hội cũng giúp sinh viên cọ sát với thực tế rất tốt.
Ông Đỗ Văn Giang - Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH) khẳng định, đây là lĩnh vực đang được Nhà nước đặc biệt ưu tiên, nhất là ngành kinh tế du lịch đang được xem là trụ cột của nước ta.
Ngoài ra, theo công bố của Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ LĐTB-XH nước ta đang cần 40.000 nhân lực khác nhau cho ngành này, các trường vẫn chưa đáp ứng đủ, nên ngành đang rất “khát” người lao động
Ở khối trường nghề, ngành này đang có lợi thế với mô hình đào tạo gắn với thực tiễn, trong hoạt động đào tạo 70% thời lượng thực hành, chỉ 30% dành cho lý thuyết. Đồng thời ngành đào tạo du lịch - khách sạn đang thí điểm đào tạo theo chương trình chuẩn của Úc để cuối năm nay sẽ có khóa đầu tiên được cấp bằng.
Ngoài ra, hiện đã có thêm chương trình đào tạo theo chương trình của Đức. Giúp các em hoàn toàn có cơ hội du học và trao đổi kinh nghiệm từ các nước ngoài càng mở rộng hơn môi trường xin việc cho sinh vên sau khi ra trường.
Thời cuộc của ngành kinh tế số
Tại ngày hội, em Lê Minh Toàn (Hà Nam) băn khoăn, em học khối A, muốn được xét tuyển vào ngành kinh tế, nhưng ngành bao hàm quá khái quát không biết nên lựa chọn học ngành cụ thể như tài chính, ngân hàng, kiểm toán hay ngành học chung chung như quản trị doanh nghiệp, quản trị kinh tế…?
GS.TS Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Thương Mại cho biết, lĩnh vực kinh tế đang là vấn đề nóng bỏng được Chính phủ tập trung phát triển; trong 10 – 20 năm tới nếu không có biến động từ bên ngoài thì nền kinh tế của ta sẽ luôn ổn định và tăng trưởng đều. Điều này là cơ sở để các em tin tưởng vào một thị trường lao động rộng mở.
Về cơ bản ngành học chung hay cụ thể đều có những điểm giống nhau, mỗi một mã ngành sẽ có một hướng đào tạo chuyên sâu khác nhau, cho nên khi đăng kí các mã ngành trong khối kinh tế cần cân nhắc nếu học ngành chung chung rất có lợi thế vì sẽ rộng đường lựa chọn nghề nghiệp khi ra trường, có khả năng làm nhiều việc khác nhau. Ngược lại, chọn ngành học cụ thể cơ hội lựa chọn hướng đi hẹp hơn nhưng cụ thể hơn.
Băn khoăn về một số ngành kinh tế mới tuyển sinh năm nay, em Hoàng Công Huân (Hà Nội) hỏi: “Nhiều ngành mới mở năm nay như khoa học dữ liệu, kinh tế số, logictic và vận hành chuỗi cung ứng… em thắc mắc về chương trình đào tạo, cơ hội việc làm và liệu có khả năng đỗ khi đăng kí các ngành mới?”.
Giải đáp ý kiến này, PGS.TS Bùi Đức Triệu, trưởng phòng đào tạo trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, việc các trường đại học mở thêm nhiều ngành học mới nhằm đáp ứng thị trường lao động và sự cạnh tranh khoa học kỹ thuật của các nước. Từ đó cho thấy, ngành khoa học dữ liệu, kinh tế số hay các ngành tiên tiến kỹ thuật cao có tầm nhìn 5 -10 năm tới rất rộng lớn và mang tính đón đầu cao, cần thiết trong thời gian tới.
Các chương trình đào tạo hầu như 80% được các trường giảng dạy bằng tiếng Anh và mời các chuyên gia đầu ngành trên thế giới về chia sẻ, giúp tiếp sinh viên cận với nền giáo dục các nước thay vì chỉ phụ vụ cho thị trường lao động trong nước.
Do đó, nếu các em học toán khá và tiếng Anh tốt nên mạnh dạn đăng kí. Đồng thời, theo như nhiều năm trước, những ngành mới có điểm trúng tuyển thấp, do chưa được nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển, cho nên các thí sinh hãy đăng kí để có cơ hội trúng tuyển cao ngay từ nguyện vọng 1.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không thiếu vốn để thực hiện đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng