Tin tức - Sự kiện

Người dân vá đường hư hỏng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể có hay?

(DNVN)- Không ít người tham gia giao thông đã chết oan hoặc bị thương vì những "ổ gà" trên đường. Trách nhiệm để còn những "bẫy chết người" trên những con đường thuộc ngành giao thông. Những vẫn có những người dân tự nguyện vá những "lỗ thủng lương tâm" đó.

Gia tăng lừa đảo qua điện thoại, mạng xã hội dịp cuối năm / 7 trong số 22 nạn nhân vụ lật xe khách trên đèo Hải Vân đã xuất viện

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GTVT- Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh: Nếu không kịp thời sửa chữa để xảy ra tai nạn thì mai mốt các đồng chí ra tòa".

Thực tế, người thì đã về với thiên cổ, người mang thương tật vì những cái "ổ gà" mà người dân gọi là "bẫy giết người", nhưng chưa một "lính" nào của Bộ trưởng Thể phải ra tòa.

Sau cái chết của anh Trần Nguyễn Quang Tánh (Phú Yên), đại diện BQL dự án Thăng Long đã đem đến gia đình anh Tánh 600 triệu đồng, xin gia đình bãi nại.

Thưa Bộ trưởng Thể, báo chí đưa hình ảnh, hai lão nông, một ở Cần Thơ, một ở Long Xuyên (An Giang) ngày ngày đi vá đường, để cho người tham gia giao thông được an toàn.

Đó là ông Cao Văn Long(ngụ khóm Đông An 4, phường Mỹ Xuyên, TP. Long Xuyên). Người dân ở đây không gọi tên ông mà đặt cho ông cái tên- "kỹ sư vá đường"-mà chính ông cười móm mém bảo "có chi mà cao sang vậy".

"Kỹ sư vá đường"- ông Cao Văn Long (Ảnh: Báo An Giang)

"Kỹ sư vá đường"- ông Cao Văn Long (Ảnh: Báo An Giang)

Thấy đường đi có những "ổ gà" mà ông cho là không vá ngay thì thành ổ voi lúc nào không hay. Thế là, với một chiếc xe đạp cà tàng, với ít đồ "chuyên ngành" là đá mi, nhựa đường và dầu hỏa là ông Long lại rong ruổi trên những con đường.

Công việc lại đòi hỏi phải thực hiện dưới trời nắng để đường vá xong cho nhanh khô, nhưng ông đã ở tuổi 76, ông Long vẫn cần mẫn đi hết con đường này đến con đường khác để tìm vá ổ gà. Người dân cho hay, ông Long đã làm việc thiện này 5,6 năm rồi. Cứ dành dụm được chút tiền lại đi mua "vật tư" để vá "ổ gà".

Ở Cần Thơ cũng có một "ông Long" thứ 2. Đó là ông Lê Hồng Dân, 50 tuổi ở phường Trà Nóc, quận Bình Thủy. Ông Dân không có đôi chân lành lặn như mọi người nên hành nghề bán vé số để mưu sinh. Nhưng ông Dân lại có nghĩa cử khiến nhiều người cảm phục.

Ông Lê Hồng Dân- người có nghĩa cử cao đẹp "tàn nhưng không phế" (Ảnh: Báo Giao thông)

Ông Lê Hồng Dân- người có nghĩa cử cao đẹp "tàn nhưng không phế" (Ảnh: Báo Giao thông)

Dành dụm số tiền từ bán vé số để mua vật liệu vá ổ gà trên những con đường mà ông đi qua để bán vé số. Cũng như ông Long, ông Dân thường chọn vá đường vào buổi trưa, nắng nhất để nhanh khô, không xe đi qua lại nhanh hỏng.

 

Cứ túi cát, đá, xi măng với chiếc xe đẩy là ông Dân lên đường.


Ông Lê Hồng Dân đượcỦy ban Giải thưởng Kovachọn trao giải ở hạng mục “Sống đẹp” dành cho những việc làm tốt đẹp, lan tỏa tính nhân văn trong cộng đồng. Giải thưởng lần thứ 16/2018.

Cầm số tiền thưởng 20 triệu đồng, ông Dân có thể sửa chữa căn nhà nhỏ chưa đầy 20m mà vợ chồng ông đang tá túc, nhưng ông cười thật tươi: Thế là tôi có tiền để đi sửa đường rồi.

Việc làm và nghĩa cử của ông Cao Văn Long và Lê Hồng Dân thật đáng trân trọng.

Kova là giải thưởng được công bố hàng năm do nguyên Phó Chủ tịch nước- Nguyễn Thị Bình và Chủ tịch Tập đoàn Kova sáng lập năm 2002. Từ năm 2012, Giải thưởng Kova do nguyên Phó Chủ tịc nước- Nguyễn Thị Doan làm Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng.

Lễ trao giải thưởng là dịp tôn vinh những cá nhân xuất sắc trong nhiều lĩnh vực.

 

Linh Trần
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm