Người lao động được nhận trợ cấp hàng tháng nếu không đủ điều kiện hưởng lương hưu?
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Quy hoạch tỉnh Hậu Giang phải đồng bộ, linh hoạt, kết nối vùng / Hà Nội: Chi trả tiền lương, trợ cấp qua thẻ ATM đạt thấp
Điều 23 dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) quy định người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu (đóng BHXH chưa đủ 15 năm) và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (dự kiến 75 tuổi) nếu có nguyện vọng thì sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng trong khoảng thời gian trước khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Thời gian hưởng và mức trợ cấp hàng tháng tùy thuộc vào tổng thời gian đóng, căn cứ tháng đóng BHXH của người lao động. Mức trợ cấp hàng tháng thấp nhất bằng mức trợ cấp hưu trí xã hội. Trong đó, mức trợ cấp hưu trí xã hội hàng tháng do Chính phủ quy định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng củangân sách nhà nướctừng thời kỳ. Tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng cân đối ngân sách, kết hợp huy động các nguồn lực xã hội tại địa phương, UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định hỗ trợ thêm cho người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Trường hợp tổng số tiền tính theo thời gian đóng, căn cứ tháng đóng BHXH của người lao động cao hơn số tiền tính mức trợ cấp hằng tháng bằng mức trợ cấp hưu trí xã hội cho khoảng thời gian từ khi đủ tuổi nghỉ hưu đến khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thì người lao động tính để hưởng trợ cấp hằng tháng với mức cao hơn.
Trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng mà chết thì thân nhân của người lao động được hưởng trợ cấp một lần cho những tháng chưa được nhận và được hưởng trợ cấp mai táng nếu đủ điều kiện quy định.
Trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng, người lao động được hưởng BHYT do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Nếu không chọn hình thức nhận trợ cấp hàng tháng, người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 15 năm đóng BHXH được giải quyết hưởng BHXH một lần theo quy định tại Điều 70 của dự thảo.
Theo tính toán của ban soạn thảo, người lao động có thời gian đóng BHXH là 5 năm, với mức đóng BHXH bắt buộc bình quân như hiện nay (khoảng 5,7 triệu đồng/tháng) nếu không hưởng BHXH một lần mà chọn hưởng trợ cấp hàng tháng thì người lao động có thể được hưởng mức thấp nhất bằng mức trợ cấp hưu trí xã hội ngay từ khi đủ tuổi nghỉ hưu thay vì chờ đến 75 tuổi.
Về mặt chính sách, quy định này giúp gia tăng đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng mà ngân sách nhà nước không phát sinh tăng nhiều do (ngân sách chỉ hỗ trợ BHYT, còn trợ cấp hàng tháng do quỹ BHXH chi trả), đồng thời quỹ BHXH cơ bản cũng không bị ảnh hưởng do trợ cấp hàng tháng thực hiện trên nguyên tắc đóng- hưởng.
Tính đến cuối năm 2022, Việt Nam có khoảng 14,4 triệu người sau độ tuổi nghỉ hưu (từ 55 tuổi trở lên đối với nữ; từ 60 tuổi trở lên đối với nam). Tổng số người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp hưu trí xã hội là hơn 5,1 triệu người, chiếm 35% tổng số người sau độ tuổi nghỉ hưu. Trung ương xác định đến năm 2030, phấn đấu khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hàng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo