Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 10
Bộ GD&ĐT giải thích về chỉ thị 'không viết vào sách giáo khoa' / Khám nghiệm hiện trường vụ tận thu gỗ để phá rừng phòng hộ
Đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu phế liệu
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành thông tư sửa đổi, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của bộ, có hiệu lực từ 1/10.
Trong đó, thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư năm 2015 về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Cụ thể, đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, thay vì yêu cầu 7 báo cáo, thông tư mới chỉ yêu cầu một báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu.
Bộ Tài nguyên và Môi trường bãi bỏ một số thủ tục ràng buộc nhập khẩu phế liệu dùng để sản xuất. Ảnh: Báo Hải quan. |
Bên cạnh đó, thông tư mới bãi bỏ yêu cầu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế được quy định trong thông tư cũ.
Trường hợp tinh giản biên sai phải hoàn trả lại tiền
Thông tin quan trọng này được thể hiện tại Nghị định 113/2018 của Chính phủsửa đổi, bổ sung Nghị định 108/2014 về chính sách tinh giản biên chế, có bổ sung thêm một số trường hợp bị tinh giản biên chế, gồm:
Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
Những người đã là cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền điều động sang công tác tại các hội được giao biên chế và ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để trả lương…
Nghị định 113/2018 của Chính phủ bổ sung một số trường hợp tinh giản biên chế. Ảnh: Hà Bình. |
Đặc biệt, Nghị định cũng quy định khi thực hiện tinh giản biên chế không đúng đối tượng, người đã hưởng chính sách tinh giản biên chế phải hoàn trả số tiền đã thực nhận.
Nếu, người đó đã mất thì số kinh phí này sẽ do cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp người đó sử dụng kinh phí thường xuyên để thanh toán, ngân sách Nhà nước không bổ sung kinh phí.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/10.
Bỏ quy định mua thuốc cho con phải khai số CMND
Cũng có hiệu lực từ 15/10, thông tư 18/2018/TT-BYT sửa đổi thông tư 52/2017/TT-BYT về đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú.
Thông tư 52 yêu cầu khi kê đơn thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số CMND hoặc sổ căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ.
Quy định này đã gây nên nhiều tranh cãi trong dư luận, vì nhiều người cho rằng việc cha mẹ đi mua thuốc cho con phải khai số CMND gây nhiều phiền phức, bất tiện.
Từ 15/10, bố, mẹ mua thuốc cho con không phải khai số CMND. Ảnh: Hà Quyên. |
Thông tư mới đã bỏ quy định trong đơn thuốc của trẻ dưới 6 tuổi phải ghi số CMND hoặc sổ căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ mà chỉ yêu cầu ghi số tháng tuổi, cân nặng, tên bố hoặc mẹ hoặc người đưa trẻ đến khám, chữa bệnh.
Tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn
Siết chặt các hoạt động tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương, tránh phô trương, lãng phí, Chính phủ đã ban hành Nghị định 111/2018.
Nghị định nêu rõ chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn (năm có chữ số cuối cùng là số 0). Các năm khác thì chỉ tổ chức tuyên truyền, thi đua, hội thảo, tọa đàm…
Lễ kỷ niệm chỉ được tổ chức vào năm tròn. Ảnh: Báo Quảng Ninh. |
Trong các hoạt động kỷ niệm không được tặng quà và tổ chức chiêu đãi; chỉ được tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống khi có văn bản thành lập hoặc quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền…
Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/10.
Dùng tay trần bán thức ăn bị phạt đến 1 triệu đồng
Từ ngày 20/10 tới, các quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm sẽ được áp dụng theo Nghị định 115/2018của Chính phủ.
Người bán thức ăn đường phố không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, ăn ngay bị phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng (trước đây chỉ phạt từ 300.000-500.000 đồng)…
Dùng tay trần trực tiếp bán thức ăn bị phạt đến 1 triệu đồng. Ảnh minh họa. |
Phạt 1-3 triệu đồng đối với cửa hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay…
Phạt 5-10 triệu đồng với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có khuyến cáo thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc