Tin tức - Sự kiện

Sáng 2/3: Gần 3.900 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị; Trẻ dưới 12 tuổi là F0 có được dùng thuốc Remdesivir không?

Theo thống kê của Bộ Y tế hiện gần 3.900 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị, tăng hơn khoảng 400 ca so với ngày trước đó; Hà Nội và 32 tỉnh, thành khác có số F0/ ngày từ 1.000- hơn 13.000; Trẻ dưới 12 tuổi là F0 có được dùng thuốc Remdesivir không?

Đà Nẵng: Tổng thu ngân sách 2 tháng đầu năm tăng nhưng còn nhiều khó khăn / Những quy định mới về hoạt động kinh tế có hiệu lực từ ngày 1/3

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có3.557.629ca mắc COVID-19, đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 142/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 36.014 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 3.550.249 ca, trong đó có 2.477.066 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP Hồ Chí Minh (536.115), Bình Dương (298.294), Hà Nội (285.273), Đồng Nai (101.399), Tây Ninh (90.932).

Sáng 2/3: Gần 3.900 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị; Trẻ dưới 12 tuổi là F0 có được dùng thuốc Remdesivir không?   - Ảnh 1.

Theo thống kê của Bộ Y tế hiện gần 3.900 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị, tăng hơn khoảng 400 ca so với ngày trước đó.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 80.898 ca/ngày.

Tổng số ca được điều trị khỏi:2.479.883 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là3.851ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.119 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 348 ca; Thở máy không xâm lấn: 94 ca; Thở máy xâm lấn: 281 ca; ECMO: 9 ca

Số bệnh nhân tử vong:Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 94 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.338 ca, chiếm tỷ lệ 1,1% so với tổng số ca nhiễm.

 

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm:Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 33.776.222 mẫu tương đương 79.309.194 lượt người, tăng 99.699 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Tổng số liềuvaccine phòng COVID-19đã được tiêm là194.970.502liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 178.190.280 liều: Mũi 1 là 70.744.790 liều; Mũi 2 là 67.456.673 liều; Mũi 3 là 1.444.684 liều; Mũi bổ sung là 13.979.774 liều; Mũi nhắc lại là 24.564.359 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.780.222 liều: Mũi 1 là 8.629.081 liều; Mũi 2 là 8.151.141 liều.

 

Hà Nội và 32 tỉnh, thành phố có số ca mắc COVID-19 từ 1.000- hơn 13.000 F0/ ngày

Thống kê của Bộ Y tế ngày 1/3 cho thấyHà Nộitiếp tục ghi nhận số mắc nhiều nhất cả nước với13.323ca/ngày.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 28/2, số bệnh nhân đang được điều trị là 556.447, trong đó có 548.868 người theo dõi cách ly tại nhà; 1.156 người cách ly tại cơ sở thu dung điều trị của thành phố và quận, huyện, thị xã; 6.063 người điều trị tại bệnh viện tầng 2 và tầng 3 của thành phố.

Ngoài ra, 2 bệnh viện tuyến Trung ương là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng đang điều trị 360 ca F0 nặng.

Tiếp sau đó 32 tỉnh, thành phố khác có số ca mắc cao từ 1.000- 4.000 F0 gồm: Quảng Ninh (4.011), Bắc Ninh (3.933), Nghệ An (3.864), Lào Cai (3.398), Hưng Yên (3.393), Sơn La (3.087), Nam Định (3.072), Phú Thọ (2.966), Vĩnh Phúc (2.913), Thái Nguyên (2.788), Hòa Bình (2.574), Lạng Sơn (2.534), Hà Giang (2.444), Hải Dương (2.355), Hải Phòng (2.309), Bắc Giang (2.209), Ninh Bình (2.174), Yên Bái (2.118), Đắk Lắk (2.116), Tuyên Quang (2.063), TP Hồ Chí Minh (2.022), Thái Bình (1.960), Khánh Hòa (1.880), Cao Bằng (1.718), Quảng Bình (1.659), Gia Lai (1.392), Đà Nẵng (1.387), Cà Mau (1.303), Bình Phước (1.291), Điện Biên (1.228), Hà Nam (1.095), Lâm Đồng (1.092), Lai Châu (1.045).

5 tỉnh, thành chuyển cấp độ dịch từ 'vùng xanh, vùng vàng' sang thành 'vùng cam'

Cập nhật đánh giácấp độ dịch COVID-19của các tỉnh, thành phố trên Cổng thông tin Bộ Y tế mới nhất cho thấy, cả nước hiện có 5 tỉnh, thành tăng cấp độ dịch, chuyển từ cấp độ 1 'vùng xanh' và 2 'vùng vàng' lên cấp độ 3 'vùng cam', gồm: Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Phú Thọ và Yên Bái.

 

Việt Nam hiện có 39 tỉnh, thành phố thuộc 'vùng xanh' - cấp độ 1 về dịch COVID-19, giảm 6 địa phương so với tuần trước đó; 19 tỉnh, phố thuộc 'vùng vàng'- cấp độ 2 về dịch COVID-19

Về tỷ lệ đánh giá cấp độ dịch theo phạm vi xã, phường, thị trấn, hiện cả nước có 5.410 (51%) xã thuộc cấp độ 1, 2.939 xã thuộc cấp 2; 1.871 xã thuộc cấp độ 4 và 365 xã thuộc cấp độ 4.

Trẻ dưới 12 tuổi mắc COVID-19 có được sử dụng thuốc Remdesivir không?

Theo Quyết định số 437/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành sửa đổi, bổ sung một số điểm của Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 thì trẻ em mắc COVID-19 thể nhẹ, có ít nhất một yếu tố nguy cơ được điều trị bằng thuốc kháng virusRemdesivir.

Đáng chú ý, Bộ Y tế đã bổ sung việc điều trị bằng thuốc kháng virus Remdesivir với trẻ em dưới 12 tuổi (theo Hướng dẫn cũ chống chỉ định dùng Remdesivir với trẻ em dưới 12 tuổi).

Bộ Y tế cũng lưu ý, sử dụng thuốc kháng virus Remdesivir với trẻ em dưới 12 tuổi thực hiện theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 ở trẻ em. Cụ thể, thuốc kháng virus Remdesivir được chỉ định dùng cho:

 

- Người bệnh nội trú, mức độ nhẹ và có ít nhất một yếu tố nguy cơ tiến triển nặng; mức độ trung bình và nặng, khởi phát bệnh chưa quá 10 ngày có suy hô hấp phải thở oxy, thở HFNC, thở máy không xâm nhập.

- Nên phối hợp với corticoid (ưu tiên dexamethason).

- Với các trường hợp đã được điều trị bằng Remdesivir trước khi thở máy xâm nhập hoặc ECMO thì có thể tiếp tục dùng Remdesivir cho đủ liệu trình

Đồng thời, chống chỉ định với những người:

- Tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong công thức thuốc.

 

- Người bệnh có men gan ALT tăng trên 05 lần giới hạn trên của khoảng giá trị bình thường.

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 2/3 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 438.298.643 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.981.400 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 1.148598 và 5.502 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 370.482.219 người, 61.835.024 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 74.496 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Đức dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 150.565 ca; Hàn Quốc đứng thứ hai với 138.993 ca; tiếp theo là Nga (97.333 ca).

Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 80.667.381 người, trong đó có 976.204 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 42.938.164 ca nhiễm, bao gồm 514.109 ca tử vong. Brazil xếp thứ ba với 28.811.165 ca bệnh và 649.630 ca tử vong.

 

Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 156.7 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với trên 117 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 94,94 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 54,31 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 11,53 triệu ca và châu Đại Dương gần 3,59 triệu ca nhiễm.


 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm