Sáng 21/3: Có 3.968 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị; Tổng F0 của Hà Nội lên đến hơn 1,17 triệu ca
Cả nước có thêm 150.618 ca COVID-19, Hà Nội đăng ký bổ sung 190.000 ca / Tiếp tục giảm, Hà Nội có thêm 21.071 ca mắc COVID-19 mới trong ngày 19/3
-Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 7.958.048 ca mắc COVID-19, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 80.561 ca nhiễm).
-Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 7.950.382 ca, trong đó có 4.100.211 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.170.170), TP Hồ Chí Minh (582.747), Bình Dương (359.557), Nghệ An (345.848), Hải Dương (314.225).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 164.328 ca/ngày.
Bộ Y tế cho biết đến nay đã có hơn 4,1 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh.
Ngày 20/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 141.151 ca mắc COVID-19 mới tại 62 tỉnh, thành phố (có 93.894 ca trong cộng đồng). Đây là ngày thứ 4 liên tiếp số ca mắc mới giảm so với ngày kỷ lục 180.558 ca 9 ngày (16/3).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh COVID-19 nhiều nhất trong ngày 20/3 như sau: Hà Nội (19.065), Nghệ An (9.333), Phú Thọ (5.747), Lạng Sơn (4.635), Đắk Lắk (4.595); có 37 tỉnh, thành khác ghi nhận từ 1.000- hơn 4.300 ca.
Liên tục trong thời gian gần đây, số ca COVID-19 khỏi bệnh trong cả nước đều ở mức trên 100.000 ca/ ngày: Ngày 20/3 là 111.635 ca khỏi; ngày 19/3 là 129.434 ca khỏi; ngày 18/3 là 175.971 ca khỏi ( nhiều hơn số mắc mới)… Đến nay, tổng số người mắc COVID-19 tại Việt Nam được điều trị khỏi: 4.103.028 ca;
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.968 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.291 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 278 ca; Thở máy không xâm lấn: 113 ca; Thở máy xâm lấn: 281 ca; ECMO: 5 ca.
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua:71 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.880 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm; Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 36.974.511 mẫu tương đương 82.862.859 lượt người, tăng 197.131 mẫu so với ngày trước đó..
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 201.660.445 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 184.601.999 liều: Mũi 1 là 70.940.674 liều; Mũi 2 là 67.876.279 liều; Mũi 3 là 1.496.174 liều; Mũi bổ sung là 14.636.057 liều; Mũi nhắc lại là 29.652.815 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.058.446 liều: Mũi 1 là 8.752.976 liều; Mũi 2 là 8.305.470 liều.
Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương bởi dịch COVID-19
Bộ Y tế cho biết, một số hoạt động trọng tâm của Bộ trong là triển khai thực hiện nghiêm túc Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022-2023, trong đó tập trung chủ yếu các nội dung bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 và chủ động cung ứng vaccine;
Kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19; Nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở y tế, có các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở; tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến;
Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương bởi dịch COVID-19; Bảo đảm thông tin, truyền thông chủ động trong định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận, niềm tin xã hội; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác phòng, chống dịch thống nhất toàn quốc;
Chủ động chuẩn bị các biện pháp về kinh tế - xã hội, hành chính theo cấp độ nguy cơ dịch để bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Ngoài ra Bộ Y tế tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc điều trị COVID-19. Trong đó ưu tiên những người thuộc đối tượng chống chỉ định cần được tư vấn, thăm khám (kể cả trực tuyến) để đảm bảo sử dụng thuốc được an toàn.
Tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong cách ly, khu phong tỏa.
TP Hồ Chí Minh thêm bệnh viện tiếp nhận trẻ em mắc COVID-19Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh cho biết, trước tình hình trẻ em mắc COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh tăng cao, bệnh viện sẽ tiếp nhận cấp cứu, điều trị nội trú các trẻ em mắc COVID-19.
Cụ thể khoa nhi A với 40 giường bệnh, có hệ thống phòng cách ly đúng tiêu chuẩn, hệ thống camera quan sát bệnh nhân nặng và hệ thống oxy trung tâm đến giường bệnh nhi đảm bảo yêu cầu chuyên môn. Trường hợp các bệnh nhi chuyển nặng hơn sẽ được chuyển đến khoa cấp cứu tích cực chống độc trẻ em.
Trước đó, Sở Y tế TP Hồ Chí Minhyêu cầu ba bệnh viện nhi gồm: Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và Nhi đồng TP đảm bảo mỗi nơi đều có Khoa COVID-19, tối thiểu 150 giường điều trị, trong đó có 50 giường hồi sức tích cực, rà soát nhân lực, trang thiết bị, thuốc men để đảm bảo điều trị.
Như vậy, ngoài Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và Nhi đồng TP tăng 300 giường điều trị COVID-19 (trong đó 50 giường hồi sức) cho trẻ còn có Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19.
Đối với bệnh viện quận, huyện, đa khoa có chuyên khoa nhi phải có 30 - 50% giường điều trị COVID-19 dành cho bệnh nhi mắc COVID-19 mức độ trung bình hoặc nhẹ nếu không đủ điều kiện cách ly tại nhà.
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 21/3 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 470.579.965 ca, trong đó có 6.099.742 người tử vong. Các nước cũng ghi nhận trên 406 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 57 triệu ca và trên 62.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 20/3, thế giới có 68 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 937.390 trường hợp mắc COVID-19 và 2.173 ca tử vong. Hàn Quốc là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 334.000 ca), trong khi Nga là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 430 ca.
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính đến hết ngày 20/3, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận tổng số trên 24 triệu trường hợp mắc COVID-19 và 395.012 ca tử vong. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao
Sun Life nhận giải dịch vụ khách hàng tốt nhất