Tin tức - Sự kiện

Tái sinh nghề thủ công truyền thống cho thế hệ trẻ

DNVN - Để bảo tồn văn hóa và nghề thủ công truyền thống cho thế hệ tương lai, Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2020 (VFCD) đã đem đến cho người dân trong và ngoài nước một diễn đàn để hiểu sâu hơn về các loại hình nghệ thuật dân gian Việt.

Đại học RMIT đạt thành tích cao trên các bảng xếp hạng toàn cầu / RMIT cung cấp chương trình đào tạo giúp đối phó với tội phạm xuyên quốc gia

Lễ hội của những người đam mê văn hóa truyền thống Việt

Những người yêu văn hóa đã có cơ hội trải nghiệm cảm giác được hóa thân thành nghệ nhân Việt trong buổi Trải nghiệm làm tranh sơn mài với nghệ nhân Vũ Huy Mến tại làng nghề sơn mài truyền thống Hạ Thái ở Hà Nội.

Tại sự kiện, nghệ nhân Vũ Huy Mến đã chia sẻ về lịch sử nghệ thuật sơn mài và hướng dẫn người tham dự dùng kỹ thuật truyền thống và các vật liệu thay thế để hoàn thiện tác phẩm sơn mài.

VVV

Những người yêu văn hóa có được những trải nghiệm tuyệt vời tại buổi Trải nghiệm làm tranh sơn mài với nghệ nhân Vũ Huy Mến.

Nghệ nhân Mến chia sẻ: "Buổi trải nghiệm như một “kỷ niệm đẹp và thú vị dành cho mỗi người", đặc biệt là các bạn trẻ lần đầu tiên được tự tay chế tác ra một bức tranh sơn mài. Làng Hạ Thái đã bảo tồn và phát triển nghề truyền thống này suốt 200 năm qua. Và tôi hy vọng nghệ thuật sơn mài vẫn sẽ là một phần của nền văn hóa đặc sắc dành cho mọi người dân Việt Nam”.

Bên cạnh nghệ thuật sơn mài, Trải nghiệm ghép tranh từ vải vụn do VỤN Art tổ chức cũng đem đến cho người tham dự hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa Việt Nam qua việc sử dụng vải vụn để ghép thành những bức tranh dân gian Việt.

Một trong những trải nghiệm thú vị nhất của liên hoan là chuyến thăm Nhà hát Chèo Việt Nam, nơi người tham dự được thưởng lãm chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian truyền thống của các nghệ sĩ trong nước, đồng thời thảo luận về cách làm thế nào để bảo tồn nghệ thuật và văn hóa truyền thống Việt Nam, cũng như đóng góp cho toàn xã hội nói chung.

BBBB

Khán giả trẻ thảo luận cách làm thế nào để bảo tồn nghệ thuật và văn hóa truyền thống Việt, đồng thời đóng góp cho toàn xã hội nói chung.

 

Suốt nửa ngày diễn ra hội thảo, người tham dự, trong đó có sinh viên đại học, đã làm việc theo từng nhóm để chia sẻ khả năng dùng tư duy thiết kế đưa ra các giải pháp sáng tạo nhằm đưa nghệ thuật Chèo đến gần với giới trẻ hơn.

Quảng bá nghệ sĩ Việt ra thế giới

Trong khuôn khổ liên hoan lần này, nghệ sĩ Việt Nam cũng có cơ hội chia sẻ tác phẩm nghệ thuật ra thế giới thông qua triển lãm trực tuyến Đôi tay tài hoa - Văn hoa tương đồng do các nghệ sĩ Việt Nam và Úc đồng thực hiện.

Triển lãm khai phá vai trò quan trọng của nghệ thuật, thủ công và thiết kế trong cuộc sống đương đại. Nhiều nghệ sĩ Việt đã trưng bày các loại hình nghệ thuật truyền thống địa phương khác nhau, như thủ công mỹ nghệ, gốm và nhuộm chàm truyền thống.

Trong số đó, nghệ nhân Phạm Thị Ngọc Trâm đã nêu bật vẻ đẹp của làng quê và đô thị Việt Nam qua tác phẩm Thêu câu chuyện về Hội An, còn nghệ nhân người Úc Muhubo Salieman lại mang đến một tác phẩm trang trí treo tường tuyệt đẹp làm từ len có những nét tương đồng với văn hóa Việt.

 

 Tác phẩm Thêu câu chuyện về Hội An của nghệ nhân Phạm Thị Ngọc Trâm.

Tác phẩm Thêu câu chuyện về Hội An của nghệ nhân Phạm Thị Ngọc Trâm.

Đồng tổ chức sự kiện và đại diện cho nhóm Nghiên cứu nghệ thuật đương đại và Chuyển đổi xã hội RMIT (CAST) Tiến sĩ Grace McQuilten cho biết thông qua hợp tác lần này, các nghệ sĩ và nghệ nhân tham gia triển lãm đã minh chứng được việc làm thế nào những ý tưởng và cách thể hiện nghệ thuật đa dạng có thể duy trì cộng đồng, thông qua việc kết nối trên mạng xã hội, thực hiện nghệ thuật cũng như văn hóa khai triển và thích nghi, đồng thời khuyến khích các nền kinh tế sáng tạo mới.

Triển lãm trực tuyến sẽ mở cửa đến ngày 12/3/2021.

Ươm mầm tài năng Việt

 

Trưởng khoa Truyền thông và Thiết kế Đại học RMIT và đại diện cho Ban tổ chức liên hoan Giáo sư Julia Gaimster nhấn mạnh vào sự cần thiết của việc nuôi dưỡng và phát huy tài năng cũng như sức sáng tạo Việt.

“Ngành công nghiệp sáng tạo và văn hóa đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Để cạnh tranh được trên trường quốc tế, Việt Nam cần nuôi dưỡng và cho các quốc gia khác thấy tài năng sáng tạo của đất nước”, bà nói. “Tôi hy vọng liên hoan sẽ giúp thay đổi nhận thức toàn cầu, chuyển đổi từ ‘sản xuất tại Việt Nam’ sang ‘chế tác, đổi mới và thiết kế tại Việt Nam’”.

Các sự kiện sáng tạo và văn hóa nêu trên diễn ra trong khuôn khổ Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2020 - chương trình trọng điểm thuộc chuỗi các hoạt động kỷ niệm 20 năm Đại học RMIT có mặt ở Việt Nam.

Hoài Nam
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo