Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp thị sát và làm việc tại "tâm dịch" Bắc Giang
Thủ tướng biểu dương Bộ Quốc phòng hỗ trợ Bắc Ninh, Bắc Giang phòng, chống dịch COVID-19 / Biến chủng COVID-19 hoàn toàn mới lai·giữa Ấn Độ và Anh xuất hiện ở Việt Nam
Dự báo số ca F0 vẫn tiếp tục tăng
Báo cáo của Thủ tướng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái cho biết đây là đợt dịch nguy hiểm, virus là chủngcủa Ấn Độ có khả năng lây nhiễm cao và lan rộng nhanh; mặt khác dịch xảy ra trong khu công nghiệp nên kiểm soát khó khăn do có mật độ công nhân tập trung lớn, làm việc trong môi trường yếm khí, di chuyển rộng, nhiều F0 đã di chuyển bằng phương tiện công cộng, sống cùng trong các khu nhà trọ, tốc độ lây lan nhanh. Số ca chủ yếu là trong số công nhân tại KCN Quang Châu, KCN Vân Trung.
Những ngày qua, tỉnh đã nâng cao năng lực phòng chống dịch ở các tất cả các khâu, nâng công suất xét nghiệm từ 14.000 mẫu đơn lên 20.000 mẫu đơn/ngày. Tăng cường xử lý các trường hợp vi phạm các quy định phòng chống dịch (đã xử phạt vi phạm vi phạm hành chính hơn 1,4 tỷ đồng). Tăng cường xét nghiệm tầm soát trong dân cư để đánh giá mức độ lây nhiễm cộng đồng.
Thực hiện các giải pháp “4 tại chỗ”, đến thời điểm hiện tại, tỉnh đã bố trí 13 khu điều trị cho bệnh nhân Covid-19 với tổng công suất 3.600 giường, tiếp tục khảo sát, chuẩn bị các cơ sở mới đáp ứng thêm khoảng 1.800 giường. Đã hoàn thành 01 đơn vị hồi sức tích cực chăm sóc bệnh nhân nặng (ICU) tại Bệnh viện Phổi 50 giường và đang khẩn trương xây dựng thêm 1 trung tâm ICU tại Bệnh viện tâm thần (100 giường) để điều trị bệnh nhân nặng.
Dự báo trong những ngày tới số lượng ca F0 vẫn tiếp tục tăng do hiện nay tỉnh đang tập trung xét nghiệm lần 3, lần 4 tại các địa bàn trọng điểm, các đối tượng có nguy cơ nhiễm cao. Song các trường hợp F0 mới phát hiện chủ yếu đã được cách ly, phong tỏa, theo dõi y tế, khó có khả năng lan rộng.
Tỉnh nêu một số khó khăn như tỉnh Bắc Giang lần đầu có dịch trong khu công nghiệp nên chưa có kinh nghiệm ứng phó. Giai đoạn đầu, năng lực xét nghiệm của tỉnh còn hạn chế; lực lượng y tế mỏng không đáp ứng được tiến độ lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng, khối lượng lớn. Vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống dịch thiếu, khó khăn. Năng lực điều trị hạn chế: Đội ngũ y bác sĩ của tỉnh chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh nhân mắcCovid-19. Chưa có đủ khu điều trị tích cực cho bệnh nhân nặng.
Qua công tác phòng chống dịch của tỉnh thời gian qua có thể rút ra các bài học. Qua phân tích các ca nhiễm ở các khu công nghiệp, đa số ca bệnh lây trong môi trường làm việc, nhất là môi trường phòng lạnh, khép kín, yếm khí. Vì vậy đối với doanh nghiệp, để phòng chống dịch cần thực hiện giãn cách, thoáng khí (với doanh nghiệp điện tử, chia theo nhóm nhỏ cùng sản xuất và sinh hoạt). Phương tiện giao thông (xe đưa đón công nhân) cần cố định theo danh sách công nhân cụ thể, đi xe nào về xe đó, đảm bảo giao thông an toàn. Đối với các khu nghiệp, số lượng công nhân đông, ở nhiều địa phương, nên trước khi tạm dừng hoạt động phải thực hiện cách ly y tế, cách ly xã hội, phong tỏa các khu dân cư có nhà trọ của công nhân, tránh để công nhân trở về các địa phương làm lây lan dịch.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ thướng Chính phủ, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch về việc tổ chức lại hoạt động sản xuất 4 Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh;. Qa kiểm tra 231/310 doanh nghiệp, có 34 doanh nghiệp nguy cơ lây nhiễm rất ít, 151 doanh nghiệp nguy cơ lây nhiệm thấp, 40 doanh nghiệp nguy cơ lây nhiễm trung bình và 1 doanh nghiệp nguy cơ lây nhiễm cao.
Trước mắt, UBND tỉnh ưu tiên hướng dẫn, hỗ trợ 34 doanh nghiệp nguy cơ lây nhiễm rất ít, một số doanh nghiệp lớn nguy cơ lây nhiễm thấp, nguy cơ lây nhiễm trung bình nằm trong chuỗi sản xuất toàn cầu và các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng thiết yếu hoạt động trở lại.
Tổ công tác của tỉnh đã tổ chức thẩm tra điều kiện và hướng dẫn quy trình sản xuất an toàn cho 15 doanh nghiệp (khoảng 14.000 lao động) để sẵn sàng hoạt động trở lại. Đến ngày 29/5/2021 đã có 2 doanh nghiệp bắt đầu làm việc, trong đó có 800 người đã được tiêm vắc xin phòng, chống Covid-19(dự kiến toàn bộ người lao động của tập đoàn KHKT Hồng Hải sản xuất đợt 1 sẽ được tiêm xong vắc xin trong ngày 29/5).
Dự kiến đến 31/5, có thêm 2 doanh nghiệp bắt đầu sản xuất trở lại. Các doanh nghiệp còn lại sau khi được hướng dẫn đang gấp rút hoàn thiện các quy trình sản xuất an toàn; điều kiện về nơi ở tập trung trong doanh nghiệp; tập hợp đón công nhân về nơi ở tập trung để xét nghiệm Covid-19 và dự kiến sẽ hoạt động trở lại trong khoảng 10 ngày tới.
Bắc Giang triển khai nhiều giải pháp để vể vụ vải thiều của tỉnh được tiêu thụ thuận lợi. Với sự hỗ trợ của Trung ương, tình hình tiêu thụ vải thiều tương đối tích cực, tiêu thụ trong nước:9.097 tấn; tiêu thụ xuất khẩu:3.659 tấn. Đặc biệt, vải thiều Bắc Giang tiêu thụ thuận lợi tại Nhật với giátừ 350.000-400.000đ/kg.
Tỉnh hỗ trợ đời sống cho công nhân lao động đang ở trọ trên địa bàn tỉnh trong thời gian thực hiện cách ly phòng, chống Covid-19 đảm bảo cung ứng kịp thời các mặt hàng thiết yếu để ổn định đời sống cho công nhân đang ở trọ trên địa bàn huyện Việt Yên một số xã của huyện Yên Dũng - nơi tâm dịch Covid-19 đang diễn ra. Đến nay, cơ bản đáp ứng được kịp thời nhu cầu thiết yếu của công nhân trong các khu nhà trọ, người dân trong các khu vực phong tỏa; tinh thần của công nhân và người dân bị ảnh hưởng do Covid-19 ổn định, đồng thuận cùng với chính quyền thực hiện công tác phòng chống dịch.
Địa phương nàykiến nghị một số vấn đề về kinh phí phòng chống dịch, Bộ Y tế tiếp tục hỗ trợ trang thiết bị y tế, kỹ thuật, nhân lực; Bộ Quốc phòng hỗ trợ về cơ sở cách ly, hỗ trợ tỉnh phun khử khuẩn; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sớm tổng hợp, xem xét về chính sách hỗ trợ người lao động, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19…
Trả lời các kiến nghị của Bắc Giang, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết hiện lực lượng 1.400 người gồm cán bộ y tế, sinh viên, quân đội, công an đang có mặt trên mặt trận chống dịch tại Bắc Giang. Trong bối cảnh dịch bệnh có khả năng lan rộng, các đại học y có khoảng 23.000 sinh viên sẵn sàng lên đường và tất cả các địa phương cũng sẵn sàng hỗ trợ cho Bắc Giang, riêng về công tác hồi sức, các bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy đã chi viện và BV Trung ương Huế cũng đã chuẩn bị.
Thứ trưởng cho biết, trong vòng từ 7 đến 10 ngày tới, phải hoàn tất tiêm xong 100.000liều vaccine cho công nhân, huy động 1.000 sinh viên của Cao đẳng điều dưỡng Bạch Mai cho việc này.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đề nghị tỉnh tiếp tục quản lý chặt chẽ người lao động để ngăn ngừa dịch lây lan, tiếp tục sản xuất tại những nơi an toàn, tập trung chăm lo đời sống cho người dân, công nhân tại các nhà trọ, bao gồm cả trẻ em... Bộ trưởng cho biết cơ bản đồng ý với các kiến nghị, đề xuất của tỉnh, trong đó Bộ đồng ý sử dụng quỹ bảo trợ trẻ em để lo cho toàn bộ 4.803 trẻ em đang được cách ly trên cả nước.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang cho biết Bộ đã ưu tiên 4 labor xét nghiệm cho Bắc Giang, phát hiện gần 1.000 ca dương tính. Quân đoàn 2 sẽ tiếp nhận ngay 2.300 công nhân đang được cách ly trong khu công nghiệp Vân Trung theo đề nghị của tỉnh. Quân đội cũng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ phun khử khuẩn cho Bắc Giang và các địa phương khác hết khả năng của mình.
Thủ tướng lưu ý Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đề nghị các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài hết sức quan tâm việc hỗ trợ tiêu thụ quả vải Bắc Giang, đồng thời tích cực, chủ động tìm kiếm, tiếp cận nguồn vaccine.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết sáng nay, Thủ tướng Chính phủ đã đưa thông điệp mới về “5K+vaccine và công nghệ”, tỉnh cần hết sức chú ý ứng dụng công nghệ trong phòng chống dịch. Theo Bộ trưởng, từ 1/6 có vòng đeo tay Bluezone có thể ứng dụng tại các doanh nghiệp và việc cách ly tại nhà…
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết cùng với giải quyết các khó khăn trong xuất khẩu vải, Bộ đẩy mạnh chủ trương đẩy mạnh tiêu thụ trong nước trên cơ sở bảo đảm an toàn dịch bệnh, thông thoáng các thủ tục… Bộ đã có hướng dẫn về khởi động lại các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp đều phải xây dựng kế hoạch hoạt động trở lại với các tiêu chí an toàn…
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng địa phương đã vào cuộc quyết liệt;yêu cầu tiếp tục rà soát lại các F1; “dứt khoát không được thiếu” trang thiết bị, sinh phẩm, vật tư y tế… phục vụ chống dịch; tiếp tục tổ chức sản xuất kinh doanh, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị….
Triển khai ngay các giải pháp công nghệ tại Bắc Giang
Phát biểu kết luận, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm túc 11 nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc trực tuyến sáng ngày 29/5, mục tiêu là trong vòng những ngày tới, phải ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh tại Bắc Giang.
Thủ tướng lưu ý toàn hệ thống chính trị phải vào cuộc cho công tác này, trong đó, việc huy động hệ thống chính trị tại cơ sở là rất quan trọng để nắm hình hình, đánh giá tình hình và tham gia quản lý các đối tượng thuộc diện quản lý. Tạo điều kiện cho nhân dân vào cuộc, tham gia chống dịch, quán triệt sâu sắc tinh thần nhân dân là chủ thể, là trung tâm trong việc góp phần kiềm chế, đẩy lùi và chấm dứt dịch bệnh.
Thủ tướng thống nhất bổ sung phương châm phòng chống dịch là “5K+vaccine+công nghệ”, triển khai ngay các giải pháp công nghệ tại Bắc Giang và nhân rộng ra cả nước. Với tinh thần là 3 không: “Không được nói không có tiền, không được nói không có người, không được nói không có cơ chế, chính sách”, các Bộ trưởng xử lý các kiến nghị của địa phương, các vấn đề phát sinh trong phạm vi thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Bắc Giang cần tự lực, tự cường, tự vươn lên để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành được Thủ tướng Chính phủ phân công phụ trách trực tiếp, chỉ đạo toàn diện công tác phòng chống dịch tại Bắc Giang, Bắc Ninh,
Ngay sau cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chínhđi thị sát tại Trung đoàn 831 thuộc Quân đoàn II trên địa bàn tỉnh, nơi các lực lượng của Bộ Quốc phòng tăng cường các labor xét nghiệm và nhân lực hỗ trợ Bắc Giang trong xét nghiệm.
Thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ đang làm việc tại đây, Thủ tướng nhấn mạnh, việc xét nghiệm thần tốc để phát hiện,từ đó truy vết, khoanh vùng, dập dịch có ý nghĩa quyết định trong việc ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh tại Bắc Giang hiện nay. Việc này đã làm tốt cần làm tốt hơn nữa, đã làm hiệu quả cần hiệu quả hơn nữa.
Thủ tướng nêu rõ, phải lấy người dân và doanh nghiệp làm chủ thể, làm trung tâm trong công cuộc phòng chống, ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, trong đó có lực lượng tuyến đầu là các cán bộ ngành y, quân đội, công an và các ngành có liên quan.
Qua kiểm tra, Thủ tướng đánh giá cơ sở vật chất cho công tác xét nghiệm cơ bản bảo đảm nhưng phải tăng cường hơn nữa. Thủ tướng đề nghị Bộ Quốc phòng tăng thêm labor xét nghiệm, các lực lượng tại đây chia thành nhiều ca, kịp để bảo đảm xét nghiệm nhanh nhất, thần tốc nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ Tài chính: Giá hàng hóa cận Tết không có biến động bất thường
Tinh gọn bộ máy: Đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới
Làng nghề bánh tráng hơn 100 năm tuổi vào Xuân
Người Việt tại Anh rộn ràng đón Tết Nguyên đán
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ đêm 27/1 – 2/2, có nơi dưới 3 độ C
Cảm hứng từ hành trình hướng tới thịnh vượng của Việt Nam