Thủ tướng: Tổ dân phố phải biết người dân sống thế nào, dịch bệnh ra sao
Vietnam Airlines tạm dừng khai thác các đường bay giữa Việt Nam và Hàn Quốc / Nữ thủ khoa ngành Công nghệ thông tin RMIT chia sẻ bí quyết học tốt
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Ngành tài chính đáp ứng mọi nhu cầu chống dịch bệnh đúng mức, kịp thời, hiệu quả. |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tại cuộc họp Thường trực Chính phủ, chiều 5/3, về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Biểu dương nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt các chiến sĩáo trắng, các lực lượng vũ trang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, chúng ta đã triển khai cách ly y tế rất sớm, ngay từđầu, thậm chí di dời, nhường doanh trại quân đội cho công tác cách ly.
Bộ Quốc phòng đã tổ chức diễn tập toàn quân, đã phát động, chuẩn bị 90 bệnh viện dã chiến, đã chuẩn bị cơ sở để tiếp nhận trên 30.000 người cách ly.
Do đó, kết quả phòng, chống dịch bệnh COVID-19 rất tốt. Trong 23 ngày qua, không ghi nhận ca mắc mới tại Việt Nam. Các địa phương được giao đều thực hiện nghiêm túc chủ trương của Thủ tướng, của Ban Chỉ đạo. Thủ tướng cũng nhấn mạnh “phải kỷ luật sắt với tinh thần chống dịch như chống giặc”; ứng xử nhân văn đối với tất cả người cách ly, đặc biệt là người nước ngoài.
Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, hiện lây lan ra 84 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 3.000 người tử vong, Thủ tướng nêu rõ, không được chủ quan, không mệt mỏi, chần chừ, cần kiên định, kiên quyết hơn trong phòng, chống COVID-19. “Khi chúng ta đạt kết quả rồi, các cấp, các ngành, các địa phương cũng dễ thỏa mãn, dễ chủ quan trong tư tưởng và hành động”, Thủ tướng nhắc nhở.
Những hình thức, cách làm mới phải được vận dụng phù hợp, kịp thời, đặc biệt là các nguồn, đường lây nhiễm, mầm bệnh tại cộng đồng… đều phải chủ động phát hiện để tránh nguy cơ lây lan rộng.Tổ dân phố phải biết người dân sống thế nào, tình hình dịch bệnh ra sao.
Do đó, cách ly tập trung dưới một số hình thức là một đối sách quan trọng, trong đó lực lượng vũ trang, đặc biệt là quân đội, các địa phương tiếp tục chuẩn bị sẵn sàng cơ sở cách ly.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên báo cáo cập nhật về tình hình dịch bệnh COVID-19. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Nhắc lại mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng cho rằng, dịch có ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội, không chỉ làm đứt gãy chuỗi cung ứng ở một số đối tác quan trọng của nước ta. Do đó, trong hôm nay, Thủ tướng sẽ ký ban hành Chỉ thị về các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch bệnh COVID-19.
Về phương án đối phó với tình huống xấu nếu dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, Thủ tướng yêu cầu các đô thị đông dân đều phải lên kế hoạch cách ly trên diện rộng, đặc biệt là TPHCM và Hà Nội.
Ngành y tế và các ngành có liên quan cần củng cố và chi tiết hóa kế hoạch điều chuyển nhân lực y tế và nguồn lực hỗ trợ khác một cách nhanh chóng và hiệu quảđến các nơi trong tình huống ổ dịch xảy ra. Tiếp tục diễn tập khả năng phản ứng nhanh, tập trung và phối hợp liên ngành, liên địa phương.
Cần lập kế hoạch dự phòng, về vị trí, chỗ ở lẫn nguồn cung ứng nhu yếu phẩm nếu phải cách ly trên diện rộng, không để tình trạng bất an, không tốt đối với người bị cách ly.
Thủ tướng chỉ đạo ngành tài chính đáp ứng mọi nhu cầu chống dịch bệnh đúng mức, kịp thời, hiệu quả.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Thủ tướng đồng ý các kiến nghị cụ thể của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 như việc dừng hiệu lực của giấy miễn thị thực cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài song song với dừng miễn thị thực đơn phương đối với quốc gia đó. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND các tỉnh, thành phố có phương án huy động một số khách sạn, cơ sở lưu trú để thực hiện việc tổ chức cách ly (khi đã hết cơ sở cách ly do quân đội bố trí).
Công dân thuộc tỉnh, thành phố nào thì được theo dõi, cách ly tại đó theo nguyên tắc: Khi nhập cảnh vào Việt Nam được đưa vào khu cách ly tập trung ban đầu; tại đây được khám sàng lọc, những trường hợp không có biểu hiện sốt, ho, khó thở và không đến hoặc đi qua vùng dịch thì được chuyển về địa phương để theo dõi, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Thủ tướng giao Bộ Y tế mua thêm 20 triệu chiếc khẩu trang dự trữ (cộng với 10 triệu ban đầu là 30 triệu chiếc) và một số khẩu trang N95, trang phục chống dịch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mức phạt áp dụng từ ngày 1/1/2025 với việc đeo tai nghe khi đi xe máy, ai cũng nên biết
Sáu nhiệm vụ trong tâm của ngành Nông nghiệp trong năm 2025
Dự báo thời tiết miền Bắc ngày mai 4/1: Vùng núi phía Bắc rét đậm, rét hại, có nơi dưới 11 độ
Ngành Thuế công bố 10 sự kiện nổi bật, trong đó có eTax Mobile
Hai tuyến cáp biển gặp sự cố, ảnh hưởng đến tốc độ internet Việt Nam đi quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước