Tiền điện tăng gấp 2-3 lần, người dân "sốc" khi nhận được hóa đơn tiền điện
Phát hiện 3 cán bộ xã thuộc "hộ cận nghèo" nhận tiền hỗ trợ COVID-19 / Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Cuộc sống bình thường của người Việt Nam là mơ ước của nhiều nước trên thế giới
Những ngày qua khi nhận được hóa đơn tiền điện, ngay lập tức người dân ngã ngửa khi nhìn hóa đơn điện của nhà mình tăng gấp nhiều nhiều so với tháng trước mặc dù mức sinh hoạt điện trong gia đình không có sự thay đổi nhiều.
Chị Thúy Hiền có nhà ở quận Xa La, Hà Đông cho biết, “Nhà mình các tháng dùng trung bình hết khoảng 450.000 đồng tiền điện. Nhưng hóa đơn tiền điện tháng 5 này nhà mình hết tận 1,2 triệu đồng. Thời điểm này trời có nóng nực, gia đình có dùng thêm điều hòa nhưng đa số là dùng vào ban đêm và ngày thì dùng rất ít. Hóa đơn điện có tăng nhưng không thể nào mà tăng nhiều như vậy được. Nhìn hóa đơn tiền điện mà muốn khóc luôn”.
Không chỉ có chị Hiền, mà rất nhiều gia đình sau khi nhận được hóa đơn tiền điện tháng 5 cũng đều có chung một nỗi bức xúc là tiền điện tăng quá cao so với bình thường. Có những gia đình trước đây tháng chỉ hết vài trăm tiền điện thì tháng này nhận được hóa đơn lên đến cả triệu tiền điện. Ai cũng tá hỏa hỏi nhau tại sao tiền điện lại tăng vọt như vậy?
Nhiều hộ gia đình "sốc" vì hóa đơn điện tăng đột biến, có những hộ hóa đơn tăng gấp 3 lần so với tháng trước.
Trên một vài group mạng xã hội, vấn đề này được rất đông các thành viên nhiệt tình chia sẻ về vấn đề này. Đa số các bình luận đều than thở vì hóa đơn tiền điện tháng này tăng đột biến mà không biết phải kêu ai.
Chị Lã Dung cho biết: “Nhìn hóa đơn tiền điện mà muốn khóc luôn. Mới dịch xong, chồng thì việc làm bấp bênh, mình thì vẫn đang ở nhà trông con. Con nhỏ, trời nóng mình cũng có bật điều hòa cho con. Nhưng mỗi tháng chỉ hết hơn 600.000 đồng là cùng. Tháng này hóa đơn tiền điện lên đến hơn 1,2 triệu đồng. Tiền ăn còn đang không có. Thực sự mình không biết làm sao luôn”.
Một vài chuyên gia nhận định: Nắng nóng kéo dài, các thiết bị làm mát trong gia đình đều được sử dụng tối đa, cộng với việc tính giá điện theo lũy tiến dùng càng nhiều thì giá càng cao chính là nguyên nhân dẫn đến việc hóa đơn tiền điện tăng cao như hiện tại.
Không chỉ vậy, nhiều người đi thuê nhà cũng đang chỉ biết “khóc ròng” vì phải chịu giá điện kinh doanh khi hóa đơn điện tăng đột biến.
Không được may mắn như các gia đình đã có nhà riêng. Tại thành phố lớn như Hà Nội có rất nhiều những hộ gia đình mưu sinh đang phải đi thuê nhà và phải chịu giá điện kinh doanh khá cao dao động từ 3,5 – 4.000 đồng/ 1 số điện.
Chị Nga hiện đang thuê một phòng trọ ở quận Thanh Xuân cho biết: “Cái cảnh đi thuê nhà khổ lắm. Ngoài mất tiền thuê hàng tháng, tiền điện tiền nước còn phải chịu cao hơn người ta. Chỗ tôi thuê nhà họ tính giá điện 4.000 đồng/1 số và nước thì cứ 100.000 đồng/1 người. Nhà chị có 4 người, thuê một cái nhà 40m2 hàng tháng nguyên tiền điện dùng tiết kiệm hầu như chẳng dùng gì mấy thì cũng đã hết khoảng 700-800 nghìn đồng rồi. Tháng cao điểm như mùa hè năm nay, phòng trọ bí bách nóng nực nên phải dùng điều hòa cho con nhưng tiền điện nhà chị tháng này khi nhân lên với số điện dùng là hết gần 2,2 triệu đồng. Trong khi chị thuê cái nhà này chỉ có 3 triệu đồng/1 tháng. Sau dịch, việc làm của chồng chị lại bấp bênh, chạy ăn từng bữa. Nhìn hóa đơn tiền điện xong hai vợ chồng chỉ biết nhìn nhau thở dài”.
Vấn đề hóa đơn tiền điện tăng vào những thời điểm nắng nóng cao điểm hầu như năm nào cũng diễn ra. Phía đại diện EVN đã từng có những lý giải về vấn đề này. Đại diện EVN khẳng định đây là một vấn đề đã được dự báo trước. Khi vào mùa nắng nóng, các hộ khách hàng sử dụng nhiều thiết bị làm mát, nên tiêu thụ nhiều điện, nhất là máy lạnh. Bản thân các thiết bị làm mát cũng phải hoạt động nhiều hơn khi có sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ ngoài trời và trong phòng, nên càng tốn điện.
Lý giải về vấn đề này, ngày 14/6 đại diện Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVN HANOI) cho biết, theo quy luật thời tiết hàng năm, tháng 5 và 6 là thời điểm khu vực miền Bắc mà đặc biệt là Thủ đô Hà Nội bước vào cao điểm mùa hè, bắt đầu có nhiều đợt nắng nóng kéo dài khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao đột biến, Nhu cầu sử dụng điện tăng cao, kéo theo tiền điện cũng cao hơn tháng trước đó.
Trong tháng 5, Hà Nội chỉ hứng chịu 1 đợt nắng nóng duy nhất trong 2 ngày (vào ngày 20 và 21/5) đã nâng lượng điện tiêu thụ trung bình lên mức 62,6 triệu kWh/ngày, tăng 45% so với tháng 4 (42,99 triệu kWh/ngày).
Từ đầu tháng 6 đến nay, Hà Nội liên tiếp hứng chịu nắng nóng gay gắt kéo dài với nền nhiệt duy trì ở mức trên 39 độ C. Cùng với đó, hiệu ứng nhà kính đã khiến mức nhiệt trong ngày tại Hà Nội có nơi lên đến gần 60 độ C. Nắng nóng gay gắt kéo dài liên tục đã khiến lượng tiêu thụ điện tại Hà Nội ngày 9/6 đã đạt tới mức 89,209 triệu kWh. Đây là lượng điện tiêu thụ cao kỷ lục trong lịch sử từ trước đến nay.
Về hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID-19: Tính đến hết 31/5/2020, EVN đã giảm giá điện, giảm tiền điện cho 26,6 triệu khách hàng với tổng số tiền giảm là 3.533,3 tỷ đồng, trong đó: giảm 2.174,3 tỷ đồng cho hơn 1,5 triệu khách hàng thuộc đối tượng sản xuất; giảm 301,97 tỷ đồng cho hơn 450 nghìn khách hàng thuộc đối tượng kinh doanh; giảm 846,68 tỷ đồng cho 24,7 triệu khách hàng sinh hoạt; giảm 91,58 tỷ đồng cho 5.374 khách hàng là cơ sở lưu trú du dịch; giảm 95,6 tỷ đồng cho khách hàng bán buôn điện; giảm 23,16 tỷ đồng cho 1.888 cơ sở cách ly khám bệnh, xét nghiệm điều trị bệnh nhân nghi nhiễm, nhiễm Covid-19.
EVN cũng dự báo trong các tháng 7,8 nắng nóng vẫn tiếp tục kéo dài và có thể còn nóng hơn nữa. Khi đó, nhu cầu sử dụng điện cũng như sản lượng điện tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng, do đó để giảm chi phí tiền điện EVN khuyến nghị khách hàng sử dụng điện tiết kiệm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh