Tìm thấy hoa tai thất lạc trong... thực quản
RMIT giảng dạy tiếng Anh giao tiếp quốc tế cho công chức Chính phủ Việt Nam / Hà Nội: Gần 89.000 thí sinh thi vào lớp 10 hai môn đầu tiên Ngữ văn và Tiếng Anh
Chiếc hoa tai được gắp ra.
Người nhà cho biết: Cách nhập viện 3 tuần, bé khò khè khi bú và khi ngủ, tự mua thuốc uống. Sau đó 1 tuần, bé thở mệt hơn không sốt, bú kém, được điều trị tại bệnh viện địa phương nhưng không cải thiện.
Đặc biệt, bé đã từng được chẩn đoán suyễn 2 lần tại bệnh viện địa phương và điều trị có kết quả tốt nên lần này bác sĩ vẫn điều trị suyễn tiếp tục.
Cách nhập viện 1 tuần, bé thở mệt hơn kèm khò khè và bú ít lại. Khi đến khám tại bệnh viện địa phương, bé không giảm triệu chứng. Chụp X-quang cho hình ảnh nghi ngờ có dị vật cản quang vùng thực quản, sau đó bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1.
Tại đây, sau khi tiếp nhận, các bác sĩ tiến hành gây mê soi cấp cứu, gắp được chiếc hoa tai cách miệng thực quản khoảng 12 cm. Hoa tai có 1 đầu như chiếc kim găm vào thành thực quản nên rất khó di chuyển. Khi lấy hoa tai ra, thực quản bị trầy xước, chảy máu lượng ít và được cầm máu tại chỗ bằng bông gòn.
Sau khi hồi tỉnh 3 giờ, bé đã tỉnh táo, được nuôi ăn qua ống sonde dạ dày, không nôn ói, không sốt, không đau,
Theo các bác sĩ, việc hóc các loại dị vật như vật dụng, đồ chơi, đồng xu, pin, hoa tai... ở trẻ nhỏ rất thường gặp tại bệnh viện. Tuy nhiên, những dị vật này lại nguy hiểm vô cùng, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như không ăn uống được, áp xe thành sau họng, áp xe cổ, áp xe - thủng thực quản, tổn thương mạch máu...
End of content
Không có tin nào tiếp theo