Tổ chức khai giảng năm học mới linh hoạt, thiết thực, an toàn
Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện chỉ đạo sẵn sàng ứng phó với thiên tai / Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp Tiểu ban xây dựng, hoàn thiện pháp luật
Trường hợp chưa đảm bảo an toàn phòng dịch, có thể tổ chức lễ khai giảng chung theo hình thức trực tuyến hoặc trên truyền hình, để học sinh được hòa chung vào không khí khai giảng của địa phương và cả nước. Ảnh minh họa |
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức khai giảng và chuẩn bị cho năm học mới trong tình hình dịch bệnh phức tạp.
Trong công điện, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo sở GD&ĐT sẵn sàng phương án tổ chức dạy học, tăng cường các biện pháp chống dịch trong trường học; tổ chức khai giảng năm học mới linh hoạt theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến, tùy tình hình dịch bệnh tại địa phương, bảo đảm an toàn, gọn nhẹ, thiết thực, thể hiện tinh thần chia sẻ, động viên học sinh, giáo viên vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ dạy và học.
Trong trường hợp chưa đảm bảo an toàn phòng dịch, có thể tổ chức lễ khai giảng chung theo hình thức trực tuyến hoặc trên truyền hình, để học sinh khu vực đang giãn cách được hòa chung vào không khí khai giảng của địa phương và cả nước.
Đối với địa phương có dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định lùi thời điểm bắt đầu năm học mới cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát; dành thời gian trước mắt để tập trung chống dịch, động viên giáo viên vừa tham gia chống dịch theo phân công, vừa chuẩn bị thật tốt mọi điều kiện để triển khai năm học mới khi điều kiện cho phép.
Tổ chức hiệu quả việc dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình
Công điện cũng đề nghị, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo sở GD&ĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch giáo dục để chủ động, linh hoạt thực hiện, sẵn sàng ứng phó với các tình huống diễn biến của dịch COVID-19 tại địa phương; huy động các nguồn lực tăng cường cho các nhà trường về hạ tầng công nghệ thông tin và các điều kiện cần thiết để tổ chức hiệu quả việc dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình.
Đặc biệt quan tâm chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường phối hợp với gia đình học sinh tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của gia đình, địa phương, nhà trường để việc dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình đối với đối tượng học sinh lớp 1 và lớp 2, bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả; có biện pháp thiết thực hỗ trợ các đối tượng học sinh khó khăn thiếu phương tiện học tập.
Thực hiện kịp thời việc miễn, giảm học phí đối với các đối tượng học sinh theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 28/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Đặc biệt quan tâm đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên thuộc khu vực có ảnh hưởng nặng nề vì dịch COVID-19.
Tiếp tục chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp sách giáo khoa kịp thời đến học sinh tại địa phương, tiếp nhận học sinh đang về cư trú tại địa phương để phòng, chống dịch COVID-19; hỗ trợ học sinh thuộc gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn vì COVID-19, học sinh là con của cán bộ tuyến đầu trong công tác phòng, chống dịch... chuẩn bị cho năm học mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái