TP.HCM: Chi 110 tỷ đồng tu sửa nhiều công trình chống ngập
TP.HCM: Khuyến cáo người dân không mua vé Tết "chợ đen" / TP.HCM: Tạm ngưng các công trình đào đường dịp Tết Nguyên đán
UBND TP.HCM vừa chấp thuận cho UBND quận Thủ Đức về việc đầu tư nâng cấp, tu sửa 41 công trình xung yếu giúp ngăn triều cường, phòng chống ngập úng, bảo vệ cho các khu vực dân cư có tổng diện tích khoảng 414 ha với khoảng 36.000 hộ dân thuộc các khu vực trên địa bàn quận.
Trong đó, đầu tư nâng cấp 16 công trình xung yếu với tổng kinh phí khoảng 86 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố phân cấp có mục tiêu năm 2019. Các công trình sau khi được đầu tư sẽ giúp ngăn triều cường, tiêu thoát nước, phòng, chống ngập úng, bảo vệ cho các khu vực có tổng diện tích khoảng 223 ha với khoảng 20.000 hộ dân trên địa bàn.
Việc sửa chữa 41 công trình xung yếu tại quận Thủ Đức sẽ giúp ngăn triều cường, phòng chống ngập úng, bảo vệ cho hơn 3.600 hộ dân chịu ảnh hưởng.
Đồng thời, 25 công trình xung yếu còn lại sẽ được tu sửa với tổng diện tích khoảng 191 ha, hơn 16.000 hộ dân nằm trong khu vực và tổng kinh phí hơn 24 tỷ đồng, lấy từ nguồn Quỹ Phòng chống thiên tai thành phố năm 2019.
UBND TP.HCM yêu cầu UBND quận Thủ Đức chịu trách nhiệm về chất lượng và hiệu quả công trình nhằm bảo vệ an toàn sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn trong mùa mưa lũ triều cường 2019.
Trước đó, UBND TP.HCM vừa chấp thuận tạm ứng từ ngân sách TP 9,3 tỷ đồng để Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM triển khai thực hiện 3 dự án giảm ngập nước trên tuyến Quốc lộ 22, huyện Củ Chi.
Theo đó, các dự án này gồm: dự án Xây dựng hệ thống thoát nước đường Quốc lộ 22 (từ đường Liêu Bình Hương đến đường Nguyễn Văn Ni), dự án Xây dựng hệ thống thoát nước đường Quốc lộ 22 (từ đường Liêu Bình Hương đến đường Trần Văn Chẩm) và dự án Xây dựng hệ thống thoát nước đường Quốc lộ 22 (từ rạch Cống Nhĩ đến đường Nguyễn Thị Rành).
Liên quan đến công tác chống ngập của TP, mới đây tại hội nghị kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào các công trình chống ngập do UBND TP.HCM tổ chức, TP kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào các dự án trọng điểm. Cụ thể, TP.HCM mời gọi nhà đầu tư, đầu tư vào 7 dự án xây dựng hệ thống thu gom, nhà máy xử lý nước thải: Lưu vực Tây Sài Gòn với tổng mức đầu tư 7.700 tỉ đồng; lưu vực Bình Tân: 9.804 tỉ đồng; lưu vực Tân Hóa-Lò Gốm: 6.395 tỉ đồng; lưu vực Bắc Sài Gòn 1: 5.544 tỉ đồng; lưu vực Bắc Sài Gòn 2: 5.100 tỉ đồng; lưu vực rạch Cầu Dừa: 5.000 tỉ đồng; lưu vực Tây Bắc: 6.000 tỉ đồng.
6 dự án nạo vét, cải tạo các tuyến kênh rạch: Xây dựng bờ kênh và hạ tầng kỹ thuật kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Chợ Đệm: 8.825 tỉ đồng; xây dựng hệ thống thoát nước và ngăn triều lưu vực từ cầu Tham Lương đến sông Chợ Đệm: 1.097 tỉ đồng; nạo vét trục thoát nước rạch Thủ Đào: 522 tỉ đồng; nạo vét trục thoát nước rạch Ông Bé: 1.250 tỉ đồng; nạo vét trục thoát nước rạch Thầy Tiêu: 1.789 tỉ đồng; cải tạo hệ thống kênh Vĩnh Bình: 6.184 tỉ đồng.
3 dự án xây đê bao và các cống kiểm soát triều vòng ngoài của TP.HCM:Cống kiểm soát triều sông Kinh: 1.200 tỉ đồng; cống kiểm soát triều rạch Tra: 1.122 tỉ đồng; đê bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến sông Kinh đoạn còn lại: 3.400 tỉ đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại chính sách đặc biệt tại WEF Davos