TP Hồ Chí Minh có xe buýt hoạt động trở lại đáp ứng mong mỏi của nhân dân
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 4 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng / Hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn mua máy tính học trực tuyến
4 tuyến xe buýt đầu tiên hoạt động trở lại là tuyến 77 (Đồng Hòa - Cần Thạnh) với 60 chuyến/ngày; tuyến 90 (Phà Bình Khánh - Cần Thạnh) với 90 chuyến/ngày; tuyến 127 (An Thới Đông - Ngã ba Bà Xán) với 70 chuyến/ngày và tuyến 128 (Tân Điền - An Nghĩa) với 70 chuyến/ngày. Các xe hoạt động trên tuyến có sức chứa 40 khách. Thời gian phục vụ là từ 5h đến 18h hằng ngày, thời gian giãn cách giữa các tuyến là từ 20 -35 phút.
Theo ghi nhận, sau khi đưa vào hoạt động, lượng hành khách không đông; tất cả đều tuân thủ các điều kiện phòng chống dịch, đeo khẩu trang trong suốt hành trình, ngồi đảm bảo khoảng cách.
"Mấy tuyến này chạy lại thì rất tiện cho việc đi lại của tôi. Rất vui, cảm thấy như cuộc sống đang dần bình thường trở lại. Ngoài tuyến này tôi mong là các tuyến khác trong nội đô và đặc biệt là xe ôm công nghệ sớm hoạt động thì tôi đỡ vất vả hơn", chị Nguyễn Thị Trà, một người dân nói.
Theo ông Nguyễn Văn Hồng, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, cả 4 tuyến xe buýt này hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới vàthực hiện theo Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giao thông vận tải an toàn trong công tác phòng chống dịch.
"Đưa vào vận hành tuyến xe buýt huyện Cần Giờ thì hỗ trợ điều kiện hết sức thuận lợi cho nhân dân huyện đi lại sau thời gian giãn cách. Như vậy trong thời gian tới vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch và đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân trên địa bàn. Đó cũng là điều kiện để từng bước phát triển du lịch ở huyện Cần Giờ trong thời gian tới bền vững hơn", ông Hồng nói.
Về hoạt động của cáctuyến xe buýt còn lại trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong thời gian tới, ông Lê Hoàn, Phó Giám đốc Trung tâm quản lý giao thông công cộng TP Hồ Chí Minh cho biết, Trung tâm sẽ tính toán ưu tiên mở trước các tuyến xe buýt huyết mạch, tuỳ theo điều kiện dịch bệnh
"Đầu tiên phải xem tình hình phòng chống dịch bệnh thế nào. Sau đó khảo sát và phối hợp làm việc với UBND các quận, huyện để đưa ra lộ trình đưa vào hoạt động các tuyến xe buýt khác. Mình sẽ chọn các tuyến có nhu cầu đi lại lớn, các trục chính, các khu công nghiệp, khu chế xuất để đưa các tuyến xe buýt hoạt động trở lại ở từng thời điểm thích hợp", ông Hoàn cho hay.
Sở GTVT TP Hồ Chí Minh yêu cầu người tham gia lưu thông phải sử dụng mã QR khai báo di chuyển của ứng dụng VNEID và mã QR có thể hiện lịch sử tiêm chủng của ứng dụng Y tế TP Hồ Chí Minh, hoặc Sổ sức khỏe điện tử (cho đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa vào hoạt động).
Trường hợp không có mã QR thì xuất trình một trong các giấy tờ chứng minh là người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng; đã tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ít nhất 1 mũi đối với loại vaccine tiêm 2 mũi và 14 ngày sau tiêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mức phạt áp dụng từ ngày 1/1/2025 với việc đeo tai nghe khi đi xe máy, ai cũng nên biết
Sáu nhiệm vụ trong tâm của ngành Nông nghiệp trong năm 2025
Dự báo thời tiết miền Bắc ngày mai 4/1: Vùng núi phía Bắc rét đậm, rét hại, có nơi dưới 11 độ
Ngành Thuế công bố 10 sự kiện nổi bật, trong đó có eTax Mobile
Hai tuyến cáp biển gặp sự cố, ảnh hưởng đến tốc độ internet Việt Nam đi quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước