TP Hồ Chí Minh: Không kiểm tra giấy xét nghiệm COVID-19 trong khu vực nội thành
Bản tin COVID-19 Sáng 12/7: Thêm 662 ca mắc mới, có 478 ca đã được cách ly / Top 100 tin tức hay nhất và nóng nhất Việt Nam trong ngày 12/7
UBND TP Hồ Chí Minh vừa thông báo chính thức đến Sở GTVT, Sở TT&TT, Công an TP Hồ Chí Minh, UBND các quận huyện, TP.Thủ Đức và Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Khu Công nghệ cao về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch.
UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, đối với các trường hợp đi lại trong phạm vi thành phố do nhu cầu thật sự cần thiết thì không thực hiện kiểm tra giấy xét nghiệm COVID-19.
UBND TP Hồ Chí Minh yêu cầu chính quyền địa phương cần tăng cường tuyên truyền cho người dân, yêu cầu người dân ở nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết để tránh lây lan dịch bệnh. Đồng thời, các đơn vị cần tổ chức tuần tra thường xuyên trên địa bàn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm an ninh trật tự và quy định chống dịch.
Người dân đi trong TPHồ Chí Minhkhông bị kiểm tra giấy xét nghiệm COVID-19.
Bên cạnh đó, UBND TP Hồ Chí Minh giao Sở GTVT, Sở TT&TT, Công an TP Hồ Chí Minh, UBND các quận huyện, TP.Thủ Đức và Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Khu Công nghệcao chủ động làm việc với các công ty, nhà máy, xí nghiệp được phép hoạt động trên địa bàn quản lý để phối hợp với các tỉnh giáp ranh có công nhân, chuyên gia thường xuyên di chuyển qua lại giữa các địa phương để có giải pháp hạn chế đi lại (tổ chức ăn, nghỉ tại nơi sản xuất).
UBND TP Hồ Chí Minh cũng lưu ý, tùy theo điều kiện làm việc cụ thể, xem xét điều chỉnh quy mô, quy trình sản xuất tại các phân xưởng nhằm đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch theo đúng quy định. Có thể tổ chức xe ô tô đưa rước tập trung công nhân,chuyên gia nhằm hạn chế việc sử dụng phương tiện cá nhân lưu thông qua lại giữa các địa phương.
Liên quan đến các chốt kiểm soát, UBND TP Hồ Chí Minh yêu cầu Sở GTVT và Công an thành phố cần linh hoạt trong việc kiểm tra tại các chốt trực để tránh ùn ứ giao thông và tập trung đông người. Phân luồng xanh tạo thuận lợi cho các phương tiện vận tải đã được cấp giấy nhận diện.
Sở GTVT tiếp tục theo dõi tình hình giao thông trên địa bàn, phối hợp với các đơn vị đầu mối tổ chức giao thông và cấp giấy nhận diện cho các phương tiện vận chuyển công nhân, chuyên gia, hàng hóa lưu thông từ các tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ, Tây Nam bộ và các tỉnh khác có nhu cầu đến, đi qua TP Hồ Chí Minhtrong thời gian thành phố thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Trường hợp nào là "thật sự cần thiết" để được ra đường? Theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, các trường hợp thật sự cần thiết để ra đường, gồm: Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác; - Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,... - Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở làm việckhông bị đóng cửa như: + Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; + Cơ sở kinh doanh dịch vụ,hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,...); + Cơ sởgiáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sởkinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng kýgiao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ... Nếu ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người trởlên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2mét. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái