Trạm thu phí Long Thành- Dầu Giây: Kiểm tra đột xuất, thông báo rộng rãi trên truyền thông
Thanh tra vì nghi ngờ doanh thu
Về lý do kiểm tra được thực hiện do người dân có nhiều ý kiến nghi ngờ về vấn đề thu phí sau vụ cướp 2,2 tỷ đồng tại trạm thu phí này ngày 3 tết. Sau khi có kết quả kiểm tra, Tổng cục sẽ công bố công khai cho dư luận.
Thủ phạm vụ cướp 2,22 tỷ đồng ở trạm thu phí Dầu Giây, "mở đường" để Tổng cục Đường bộ VN thanh tra đột xuất VEC
Sau khi có kết quả kiểm tra, Tổng cục Đường bộ VN sẽ công bố công khai cho dư luận- ông Huyện khẳng định.
Lộ cả Quyết định số 13 "thừa hống hách" do ông Mai Tuấn Anh- Chủ tịch HĐTV VEC ký
Và văn bản từ chối phục vụ do ông Nguyễn Văn Nhi- Phó tổng VEC ký
Báo Dân Việt đưa tin: Trạm thu phí BOT Long Thành- Dầu Giây: VEC "vượt mặt" Bộ GTVT tự biên, tự diễn thu chi.
Dựa trên báo cáo 9 tháng 2018 của VEC, tuyến cao tốc TPHCM-Long Thành- Dầu Giây thu về không dưới 9,5 tỷ đồng. Dư luận không khỏi nghi ngờ về việc VEV tự biên, tự diễn thu chi?- báo Dân Việt đặt câu hỏi khiVEC công bốdoanh thu bình quân 1 ngày đêm tại 3 trạm thu phí trên toàn tuyến đạt 3,24 tỷ đồng.
Theo Dân Việt: Trong khi dư luận vẫn chưa hết “nóng” thì VEC lại phát đi thông cáo thanh minh về số tiền tại trạm thu phí Long Thành - Dầu Giây: Trong dịp Tết, do ngân hàng không thực hiện dịch vụ thu tiền thu phí tại các trạm thu phí nên tại thời điểm xảy ra vụ cướp, tổng số tiền trong két sắt tại Phòng Kế toán vé thẻ trạm Dầu Giây là 3.230.660.000 đồng.
Điều đầu tiên cần phải nhắc lại chính là phát ngôn với báo chí về những ồn ào doanh thu mỗi ngày ở trạm thu phí Long Thành - Dầu Giây, kể từ khi vụ cướp 2,2 tỷ đồng xảy ra của ông Nguyễn Viết Tân, Giám đốc Công ty CP dịch vụ Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E): “Một ngày trạm thu phí Long Thành - Dầu Giây thu được 3,3 - 3,4 tỷ đồng”. Đây là điều đãlàm cho dư luận“dậy sóng” về doanh thu tại trạm thu phí này.
Đây là số tiền bao gồm: Tiền doanh thu của 2 ca ngày 4.2.2019; 3 ca ngày 5.2.2019 và 3 ca ngày 6.2.2019 (1 ca/8h), tiền quỹ dự phòng tình huống khẩn cấp, tiền lẻ đơn vị vận hành khai thác tuyến (Công ty VECE) chuẩn bị để kịp thời phục vụ khách hàng dịp tết (dịp Tết, ngân hàng cũng không thực hiện dịch vụ thu tiền thu phí đổi tiền lẻ). Khi xảy ra vụ cướp, bọn cướp đã lấy đi số tiền thu phí là 2.220.000.000 đồng, số tiền thực tế còn lại được kiểm đếm ngay sau vụ cướp là 1.010.660.000 đồng.
Như vậy, có thể tạm hiểu nôm na, mỗi ngày trạm thu phí Long Thành - Dầu Giây chỉ thu được khoảng 1 tỷ đồng, liệu những phát ngôn ở trên có phải là những lời nói dối trơ trẽn để lừa dối dư luận về doanh thu?
Trong khi đó, tại báo cáo trong 9 tháng đầu năm 2018 của VECtuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành-Dầu Giây đã tiếp nhận 11 triệu lượt phương tiện với lưu lượng trung bình 35.000 - 40.000 lượt/ngày đêm. Nếu lấy mức phí thấp nhất là 100.000 đồng và cao nhất là 380.000 đồng để chia ra lấy mức phí trung bình 240.000 đồng/lượt thì số tiền từ trạm thu phí này, thu về sẽ không dưới 9,5 tỷ đồng/ngày.
Chính sự bất nhất trong việc phát ngôn về doanh thu từ trạm thu phí Long Thành - Dầu Giây đang có dấu hiệu cho thấy không ai quản lý hoạt động thu chi của VEC dẫn đến việc một mình VEC tự biên tự diễn thu chi, muốn báo cáo thế nào thì báo?
Công an thu được số tiền cướp 2,22 tỷ đồng có cả những cọc tiền mệnh giá lớn "nguyên đai, nguyên kiện" và cả vàng (Ảnh: VTV)
Chưa hết, cần phải nói thêm về mức thu phí ban hành của VEC tại trạm thu phí Long Thành - Dầu Giây lại không tuân theo Thông tư 35 của Bộ GTVT. Cụ thể, mức phí tại trạm BOT TP.HCM - Long Thành- Dầu Giây doVEC ban hành cao hơn nhiều so với Thông tư bộ này.
Ảnh (Dân việt)
Điều đầu tiên cần phải nhắc lại chính là phát ngôn với báo chí về những ồn ào doanh thu mỗi ngày ở trạm thu phí Long Thành - Dầu Giây, kể từ khi vụ cướp 2,2 tỷ đồng xảy ra của ông Nguyễn Viết Tân, Giám đốc Công ty CP dịch vụ Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E): “Một ngày trạm thu phí Long Thành - Dầu Giây thu được 3,3 - 3,4 tỷ đồng”. Đây là điều đãlàm cho dư luận“dậy sóng” về doanh thu tại trạm thu phí này.
Để triển khai hệ thống thu phí kín, VEC đã thu phí dịch vụ sử dụng đối với các phương tiện trên tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành- Dầu Giây, cụ thể: Xe dưới 12 ghế ngồi; xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng mức phí lần lượt theo các lộ trình Long Phước- Quốc lộ 51, Long Phước- Dầu Giây, Quốc lộ 51 - Dầu Giây là 40.000đ - 100.000đ - 60.000đ. Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container 40 feet mức phí lần lượt là 160.000đ - 380.000đ - 220.000đ...
Trong khi đó, biểu giá tối đa cho dịch vụ sử dụng đường bộ theo lượt tại Thông tư số 35 của Bộ GTVT cụ thể: Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng là 52.000đ; Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn là 70.000đ; Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn là 87.000đ; Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container 20 feet là 140.000đ; Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container 40 feet là 200.000đ.
Đây là một điểm khiến dư luận còn bức xúc hơn cả việc các trạm BOT khác đang bị phản đối trong thời gian vừa, bởi vì các trạm BOT phải thu theo biểu giá quy định của Bộ GTVTvà công khai thời gian thu. Trong khi đó, trạm thu phí Long Thành - Dầu Giây lại thu phí cao hơn quy định. Như vậy, việc quản lý doanh thu và tiến độ hoàn vốn của dự án có nằm tất cả trong tay của VEC hay không? Việc này, có lẽ phải chờ VEC và Bộ GTVT trả lời hoặc Bộ Công an vào cuộc điều tra làm rõ".
Giám sát định kỳ 5 năm một lần
Theo quy định, việc giám sát, kiểm tra thu phí BOT, cao tốc đang do Tổng cục Đường bộ VN (TCĐB) đảm nhận.
Báo Thanh niên dẫn lời ông Tô Nam Toàn, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, TCĐB: việc giám sát từ trước tới nay theo hình thức giám sát định kỳ, đột xuất.
“TCĐB tổ chức các đoàn đi kiểm tra, giám sát so sánh doanh thu trong thời gian giám sát và doanh thu do nhà đầu tư báo cáo, định kỳ 5 năm/lần, vì không đủ nhân lực để thực hiện thường xuyên hơn 70 trạm trên cả nước. Vụ Tài chính chỉ có 13 người, kiểm tra việc sao dữ liệu thì Vụ Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế cũng chỉ có 5 người làm không xuể”, ông Toàn nói.
Cũng theo ông Toàn, việc kiểm tra chỉ thực hiện bề ngoài như kiểm tra ổ cứng, dữ liệu lưu trữ. Theo Thông tư 49, dữ liệu phải lưu 5 năm/lần, TCĐB sẽ kiểm tra xác suất số liệu báo cáo so với số liệu lưu trữ… “Nhưng nếu DN sử dụng công nghệ cao, cài phần mềm thì chúng tôi cũng không biết được. Phía công an có nhiều nghiệp vụ công nghệ thông tin mới phát hiện ra được, ví dụ như gian lận thu phí ở cao tốc TP.HCM - Trung Lương, nhiều cuộc giám sát TCĐB phải mời cả phía bên công an để phát hiện ra gian lận”, ông Toàn cho hay.
Lộ dần những..."bóng ma" cao tốc tai tiếng
Như báo chí thông tin: Việc sử dụng phần mềm gian lận tại trạm thu phí tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương kéo dài từ 2015 nhưng mãi đến đầu tháng 1/2019, Cơ quan điều tra mới có thể phát hiện hành vi thuê chuyên gia về công nghệ thiết kế phần mềm song song nhằm ăn gian doanh số thu phí sử dụng đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Công an đã bắt giữ5 người thuộc Công ty CP Yên Khánh, có hành vi trốn thuế, hành vi mua bán, sử dụng phần mềm trái pháp luật để trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách gồm: Ngô Bá Thắng (Giám đốc chi nhánh Long An; Trần Văn Miền, Phó giám đốc chi nhánh Long An kiêm Trạm trưởng Trạm thu phí Chợ Đệm; Tô Phước Hùng, kế toán trưởng; Nguyễn Thị Kim Huệ, kế toán; Nguyễn Văn Hiền, Giám đốc Công ty TNHH Kỹ thuật Xuân Phi.
Theo kết quả điều tra bước đầu, phần mềm này được cài đặt vào hệ thống máy theo dõi thu phí tại các trạm có chức năng giúp xóa dữ liệu thu phí. Khi các phương tiện qua trạm thì nhân viên vẫn thu phí bình thường nhưng phần mềm sẽ giúp xóa dữ liệu, thông tin về phương tiện qua trạm và việc thu phí đối với phương tiện.
Dựa trên lượng phương tiện hằng ngày di chuyển qua tuyến đường huyết mạch này, số tiền Công ty Yên Khánh gian lận được trong gần 4 năm qua với số tiền khủng.
Năm 2016, sau tố cáo của một nhà đầu tư trong liên danh là Cienco1 tại BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, Tổng cục Đường bộ VN (TCĐB) đã vào giám sát 10 ngày tại dự án này, kết quả cho thấy số thu trung bình/ngày giám sát chênh lệch so với số thu bình quân theo báo cáo của Công ty CP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ là gần 600 triệu đồng/ngày. Một ngày trạm BOT này thu được hơn 1,9 tỉ đồng nhưng trong báo cáo TCĐB và các cổ đông, chỉ khai ở mức 1,2 - 1,4 tỉ đồng/ngày.
Trạm thu phí Pháp Vân- Cầu Giẽ
"Vụ cướp 2,2 tỉ đồng trong két sắt tại trạm thu phí cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây khi giao ca, cũng để lại nhiều dấu hỏi về số thu phí thực tế mỗi ngày tại cao tốc này là bao nhiêu, liệu có chênh lệch số thu thực tế so với báo cáo của VEC? Dù đại diện chủ đầu tư là VEC khẳng định việc tổ chức thu phí, giám sát, hậu kiểm và giám sát hậu kiểm được thực hiện đúng quy định, có giám sát của TCĐB, Bộ GTVT"- báo Thanh niên nghi vấn.
Dư luận đặt câu hỏi: Nếu không có vụ cướp 2,22 tỷ đồng, chắc chủ đầu tư VEC vẫn lộng quyền từ chối phục vụ phương tiện giao thông trái luật, vẫn minh bạch trong thu phí như giải trình với báo chí của lãnh đạo VEC E và VEC.
End of content
Không có tin nào tiếp theo