Triển khai các biện pháp ứng phó với bão Kammuri, áp thấp nhiệt đới và gió mùa Đông Bắc
Doanh nghiệp bất ngờ bị "tra tấn" vì chiêu lừa đảo mới / Các địa phương từ Quảng Ninh đến Cà Mau chủ động ứng phó với bão Kammuri
Hướng di chuyển của bão Kammuri gần Biển Đông. Ảnh: TT DBKTTV QG
Sáng 3/12, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai đã có báo cáo về công tác trực ban phòng, chống thiên tai trong ngày 2/12/2019.
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT (Theo bản tin của TT DBKTTV QG)
1. Tin bão gần biển Đông (Bão KAMMURI):
Hồi 01h ngày 03/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,2 độ Vĩ Bắc; 123,5 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực miền Trung Philíppines. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-165km/giờ), giật cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 350km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và đi vào Biển Đông. Đến 01 giờ ngày 04/12, vị trí tâm bão ở khoảng 14,1 độ Vĩ Bắc; 119,3 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 630km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên) do ảnh hưởng của bão: từ vĩ tuyến 11,5 độ Vĩ Bắc đến vĩ tuyến 16,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 117,0 độ Kinh Đông.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 01 giờ ngày 05/12, vị trí tâm bão ở khoảng 15,3 độ Vĩ Bắc; 115,6 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 470km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115km/giờ), giật cấp 14. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chậm theo hướng Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km. Đến 01 giờ ngày 06/12, vị trí tâm bão ở khoảng 13,4 độ Vĩ Bắc; 114,3 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 330km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão di chuyển nhanh theo hướng Nam Tây Nam và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới sau đó thành vùng áp thấp.
2. Tin gió mùa Đông Bắc:
Tối 02/12, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh Trung Trung Bộ và phía Tây Bắc Bộ. Ở vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Dự báo: Đêm 02/12, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến một số nơi ở Nam Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, có nơi mưa vừa. Ở Bắc Bộ đêm và sáng trời rét; Bắc Trung Bộ trời rét, vùng núi cao ở khu vực Bắc Bộ cần đề phòng hiện tượng băng giá và sương muối.
Gió đông bắc trong đất liền cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4. Ở vịnh Bắc Bộ đêm nay còn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, ngày mai gió giảm dần; khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, biển động mạnh. Vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Ninh Thuận và từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7, biển động.
3. Tình hình mưa:
- Mưa ngày (từ 19h/01/12-19h/02/12): Khu vực Trung Bộ có mưa nhỏ, mưa vừa, lượng mưa phổ biến dưới 20mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Đầu Mầu (Quảng Trị) 26mm; Đắkkrông (Quảng Trị) 28mm, Kiến Giang (Quảng Bình): 31mm.
- Mưa đêm (từ 19h/02/12-07h/03/12): Khu vực Trung Bộ có mưa, lượng mưa phổ biến dưới 20 mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Thủy Yên (T.T. Huế): 54 mm; Hòa Khê (Đà Nẵng): 42 mm, ĐHBK Đà Nẵng (Đà Nẵng): 53mm.
- Mưa 3 ngày (từ 19h/29/11-19h/02/12): Khu vực Trung Bộ có mưa, mưa vừa đến mưa to, tổng lượng mưa phổ biến từ 30-70 mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Phú Ốc (T.T.Huế) 86m; Hiệp Đức (Quảng Nam) 98mm; Nông Sơn (Quảng Nam) 115mm; Trà Khúc (Quảng Ngãi) 83mm; Minh Long (Quảng Ngãi) 91mm.
4. Tình hình thủy văn:
- Các sông Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên: Mực nước các sông biến đổi chậm.
- Các sông Nam Bộ: Mực nước sông Cửu Long dao động theo triều. Mực nước cao nhất ngày 01/12 trên sông Tiền tại Tân Châu 1,64m; trên sông Hậu tại Châu Đốc 1,73m. Đến ngày 06/12, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,42m; tại Châu Đốc ở mức 1,53m.
II. HỒ CHỨA
1. Hồ chứa thủy lợi:
Khu vực Bắc Trung Bộ dung tích bình quân đạt từ 44-92%, khu vực Nam Trung Bộ dung tích bình quân đạt từ 54-89%, khu vực Tây Nguyên dung tích bình quân đạt từ 70-89% . Các hồ vận hành bình thường.
2. Hồ chứa thủy điện:
Các hồ vận hành bình thường theo quy trình.
III. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT đã có Công điện số 19/CĐ-TW, ngày 02/12/2019 gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau và các Bộ, ngành liên quan đề nghị triển khai các biện pháp ứng phó với bão/ATNĐ và gió mùa Đông Bắc.
- Bộ Công an đã có công điện chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các biện pháp sẵn sàng ứng phó với bão.
- Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã chỉ đạo các đơn vị tuyến biển sẵn sàng phương án ứng phó.
- Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia tiếp tục cung cấp bản tin dự báo bão, thông tin đến nhân dân và các cơ quan liên quan biết chủ động các biện pháp phòng, tránh.
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương thông tin, truyền thông về diễn biến của bão gần Biển Đông.
2. Địa phương:
- Ban Chỉ huy PCTT &TKCN các tỉnh, thành phố ven biển: Thái Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng và Bình Thuận đã có công điện, thông báo gửi các Sở, ban, ngành và các địa phương đề nghị sẵn sàng triển khai các biện pháp ứng phó với bão, gió mùa Đông Bắc.
- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau triển khai thực hiện nghiêm các nội dung Công điện số 19/CĐ-TW ngày 02/12/2019 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TW về PCTT; tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, gió mùa Đông Bắc để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
IV. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO
- Các địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của không khí lạnh, gió mạnh trên biển và mưa lớn để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
- Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT &TKCN các địa phương tổ chức trực ban nghiêm túc để chủ động ứng phó với diễn biến của không khí lạnh, gió mạnh trên biển và cơn bão KAMURI có khả năng vào biển Đông trong thời gian tới; thường xuyên báo cáo về VPTT Ban Chỉ đạo TW về PCTT và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo