Ứng dụng mã QR trong chăm sóc F0 tại nhà
Ngày 7/3, cả nước có hơn 147.300 F0 mới và gần 37.000 bệnh nhân COVID-19 điều trị khỏi / Bình đẳng giới thực chất tại Việt Nam: Từ chính sách tới thực tiễn
Tại tỉnh Vĩnh Phúc, danh sách các nhóm Zalo (bao gồm tên, link truy cập và mã QR) hỗ trợ điều trị và nhận kiến nghị, phản ánh của người mắcCOVID-19 đã được tỉnh này gửi đi từ trang Zalo “Tổ Covid cộng đồng Vĩnh Phúc” để người dân tiện quét QR và gia nhập nhóm nhanh chóng.
Ngoài nhóm Zalo chung kết nối cán bộ đoàn, cán bộ y tế của 136 xã để cập nhật tình hình, tỉnh Vĩnh Phúc còn có hơn 150 nhóm Zalo riêng được chia thành 2 nhóm chức năng là nhóm “Tiếp nhận F0” và nhóm “Điều trị F0”.
Cụ thể, nhóm “Điều trị F0” chỉ để cán bộ đoàn, cán bộ y tế gửi tin hướng dẫn, thông báo đến F0. Nhóm “Tiếp nhận F0” là nơi để các trường hợp F0 gửi câu hỏi, phản ánh. Cán bộ đoàn, cán bộ y tế thông qua đây ghi nhận thông tin của F0 và thực hiện hỗ trợ hoặc phối hợp hỗ trợ.
Anh Hồ Quang Huy (35 tuổi, công nhân tại tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết: “Cả nhà tôi đều có dấu hiệu sốt, ho và đau họng. Tuy nhiên, qua xét nghiệm nhanh vẫn cho kết quả âm tính với COVID-19. Vì nhà có con nhỏ nên tôi khá lo lắng. Theo đó, tôi đã tham gia nhóm Zalo của xã. Qua nhóm này, tôi được nhân viên y tế hỏi thăm sức khỏe, hướng dẫn tận tình. Khi có thắc mắc thì chỉ cần chat vào nhóm sẽ được trả lời rất nhanh, nhờ vậy mà gia đình tôi cũng an tâm hơn”.
Tương tự, theo thông tin đăng tải tại trang Zalo “Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội”, việc triển khai các lực lượng tư vấn, hỗ trợ điều trị F0 tại nhà cũng đã góp phần giảm tải trong phân tầng điều trị y tế tại cơ sở. Ngoài ra, UBND thành phố Hà Nội cũng đã có công điện yêu cầu các địa phương phối hợp với Sở Y tế tăng cường tập huấn, hướng dẫn và ứng dụng công nghệ thông tin trong theo dõi, quản lý và chăm sóc, điều trị F0 tại nhà.
Cụ thể, khoảng 108 nhóm Zalo “Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà” liên tục phối hợp với UBND phường, Trạm ytế phường quận Tây Hồ (Hà Nội) thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, đảm bảo F0 đang điều trị tại nhà đều được tư vấn, hỗ trợ kịp thời, đầy đủ.
Tại huyện Mê Linh (Hà Nội) cũng hiện có khoảng 135 “Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà; quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cũng có hơn 215 “Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà” với 973 thành viên, 32 xe máy.
Trong khi đó, Zalo “Tổng đài 1022 Đà Nẵng” đã nhanh chóng đăng tải hơn 100 số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận, xử lý các tình huống liên quan đến người nhiễm COVID-19 tại 56 xã, phường và7 quận, huyện trên địa bàn.
Với phương châm chung sống an toàn với dịch COVID-19, hoạt động tuyên truyềnphòng, chống dịch của các địa phương ngày càng mang tính chủ động cao, hướng tới trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho người dân phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Theo các chuyên gia y tế, với số lượng người mắc COVID-19 tăng nhanh, việc cho phép theo dõi, quản lý, điều trị F0 tại nhà được đánh giá đã giúp giảm tải số lượng người bệnh tại bệnh viện, các điểm thu dung. Mặt khác, đối với người mắc COVID-19 có triệu chứng lâm sàng nhẹ, việc điều trị tại nhà cũng đảm bảo hơn, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phát triển đô thị bền vững
Kỳ tích bệnh nhân hồi tỉnh sau 80 ngày sống thực vật
Tài năng 'nhí' trượt băng tốc độ Bảo Chi làm đại sứ truyền thông Amazfit Active
Vốn FDI là cơ hội nhưng không phải động lực chính cho kỷ nguyên vươn mình
Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen