Sáng 8/3: Hơn 440 bệnh nhân COVID-19 nặng đang thở máy và ECMO; F0 tại nhiều địa phương tiếp tục tăng
Thủ tướng gặp mặt nữ lãnh đạo, quản lý, trí thức và văn nghệ sỹ tiêu biểu / Sân bay Nội Bài lên 2 phương án đón người Việt ở "điểm nóng" Ukraine về nước
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có4.582.058ca mắc COVID-19, đứng thứ 21/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 137/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 46.385 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 4.574.560 ca, trong đó có 2.715.623 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP Hồ Chí Minh (553.040), Hà Nội (427.351), Bình Dương (315.504), Bắc Ninh (151.409), Quảng Ninh (128.316).
-Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 124.945 ca/ngày.
Bộ Y tế cho biết đến nay đã có hơn 2,7 triệu ca mắc COVID-19 tại Việt Nam khỏi; trong số các ca nặng đang điều trị có hơn 440 F0 phải thở máy, can thiệp ECMO
-Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.718.440 ca
-Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.104 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.173 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 488 ca; Thở máy không xâm lấn: 108 ca; Thở máy xâm lấn: 327 ca; ECMO: 8 ca
-Số bệnh nhân tử vong:Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 91 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.891 ca, chiếm tỷ lệ 0,9% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm:Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được34.513.552mẫu tương đương80.329.853lượt người, tăng 156.147 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19Tổng số liềuvaccine phòng COVID-19đã được tiêm là 197.910.353 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 180.887.693 liều: Mũi 1 là 70.860.108 liều; Mũi 2 là 67.675.096 liều; Mũi 3 là 1.500.984 liều; Mũi bổ sung là 14.239.065 liều; Mũi nhắc lại là 26.612.440 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.022.660 liều: Mũi 1 là 8.743.818 liều; Mũi 2 là 8.278.842 liều.
Phát động chiến dịch "Hành trình an toàn" để phòng chống dịch COVID-19Ngày 7/3, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), WHO và Bộ Y tế phối hợp tổ chức chiến dịch "Hành trình an toàn - Bảo vệ bản thân, gia đình và người thân", nhằm mục đích tăng cường và củng cố tầm quan trọng trong việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa COVID-19 cho tất cả người dân ở Việt Nam.
Theo TS. Kidong Par – Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết thông qua chiến dịch này, WHO tiếp tục cung cấp thông tin chính xác, tin cậy để duy trì hành trình cứu người, ngăn ngừa số bệnh nhân phải nằm viện và giữ gìn sức khỏe của người dân khi đại dịch xảy ra.
Chiến dịch sẽ nhắc nhở tất cả chúng ta vẫn chưa hoàn toàn vượt qua đại dịch COVID-19 và kêu gọi tất cả người dân vẫn cần thực hành các biện pháp phòng ngừa chính như hướng dẫn 5K của Bộ Y tế, cũng như khuyến khích mạnh mẽ việc tiêm vaccine phòng COVID-19. Chiến dịch sẽ hoạt động trong 6 tháng tới, mục tiêu đóng góp tích cực vào kế hoạch "Thích nghi an toàn, linh hoạt và kiểm soát dịch hiệu quả" tại Việt Nam.
Chiến dịch này được Chính phủ Australia hỗ trợ thông qua tổ chức UNICEF và là một phần trong công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam.
Tại lễ phát động,Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyêncũng chia sẻ những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc đẩy nhanh hơn nữa việc tiêmvaccine phòng COVID-19cho người dân. Việt Nam đã thực hiện thành công chiến lược vaccine thông qua chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay.
"Việt Nam đã thực hiện thành công chiến lược vaccine "đi sau - về trước" với chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay, trở thành 1 trong 6 nước có tỉ lệ bao phủ vaccine cao nhất trên thế giới"- Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nói.
Trong thời gian tới, Việt Nam triển khai kế hoạch tiêm chủngvaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổivà đang nghiên cứu triển khai tiêm mũi vaccine thứ 4. Tuy nhiên, dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến khó lường.
Bộ Y tế mong muốn và kêu gọi mỗi người Việt Nam chung sức phòng, chống dịch COVID-19, bằng cách tham gia tiêm chủng vaccinephòng COVID-19 đầy đủ theo khuyến cáo của ngành y tế, thực hiện 5K, đặc biệt là sát khuẩn tay, đeo khẩu trang, tránh tụ tập đông người".
Bà Rana Flowers, đại diện UNICEF tại Việt Nam cho rằng, việc tiêm chủng kết hợp với thực hành phòng ngừa đã chứng minh thành công trong việc giảm đáng kể số người chết, cũng như số ca bệnh nặng do COVID-19. Chiến dịch "Hành trình an toàn" sẽ mở rộng thông tin quan trọng đến người dân Việt Nam, nhất là những người dễ bị tổn thương để xây dựng sự tự tin, sự an toàn cho tất cả các lứa tuổi khi tiêm vaccine COVID-19.
Các địa phương tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19Số ca mắc mới COVID-19 đã "lập đỉnh" mới ngày 7/3 khi cả nước có 147.358 ca, tăng 5.207 ca so với ngày trước đó. Hà Nội vẫn có số ca nhiều nhất với 32.317 ca. Ngoài ra có 27 tỉnh, thành có ca mắc từ trên 2.000 - trên 10.000 ca.
Tại Thanh Hoá, tỉnh thực hiện cách ly,điều trị các F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ tại nhà, nơi lưu trúvới sự trợ giúp của các tổ tư vấn, hỗ trợ F0.
Các trạm y tế cố định và trạm y tế lưu động được tăng cường nhân lực thực hiện nhiệm vụ xét nghiệm, lập hồ sơ quản lý F0 điều trị tại nhà. Bên cạnh đó, khuyến khích người dân có điện thoại thông minh cập nhật nhóm Zalo, Facebook để nhân viên y tế hướng dẫn điều trị, chăm sóc kịp thời… Sở Y tế hướng dẫn các địa phương trong tỉnh tùy theo tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn để khẩn trương triển khai thành lập Trạm Y tế lưu động.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Sở Y tế tỉnh Phú Thọyêu cầu các cơ quan, đơn vị chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế trên địa bàn tỉnh cần chủ động tăng cường sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm nguồn cung hàng hóa trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19 để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các cơ sở y tế và người dân trên địa bàn tỉnh, đảm bảo bình ổn giá.
Thanh tra Sở Y tế chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Sở Công Thương, Công an tỉnh, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh... tăng cường công tác thanh, kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, chú trọng các mặt hàng trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, kit xét nghiệm SARS-CoV-2, thuốc kháng virus điều trị COVID-19; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự thì kịp thời lập hồ sơ chuyển sang cơ quan Công an để xử lý theo quy định.
Bình Dươngghi nhận số ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh tăng nhanh trong những ngày gần đây, bình quân hơn 3.000 ca/ngày, tăng 242,5% so với tuần trước. Mặc dù số ca mắc mới tăng cao nhưng tình hình điều trị khá ổn định, hầu như không có bệnh nhận chuyển nặng phải nhập viện ở tầng 3.
Ngày 7/3,Cà Mauphát hiện thêm 2.534 ca COVID-19, con số ghi nhận cao nhất trong ngày từ trước tới nay. Tính đến nay, Cà Mau đã ghi nhận tổng cộng 74.194 ca; trong đó có 61.001 ca đã điều trị khỏi bệnh, có 303 ca tử vong.
Tỉnh tiếp tục triển khai các biện pháp kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, khống chế số ca bệnh chuyển nặng và tử vong thì mục tiêu quan trọng hàng đầu vẫn là đẩy nhanh tiến độ tiêm phủ vaccine COVID-19 mũi 3 cho người dân trong độ tuổi tiêm theo quy định. Toàn tỉnh có trên 920.900 người từ 12 tuổi trở lên đã tiêm đủ 2 mũi, đạt 99, 41% và có gần 587.980 người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 3, đạt 72,19%.
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 8/3 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 447.364.604 ca, trong đó có 6.023.496 người tử vong. Các nước cũng ghi nhận trên 375 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 61 triệu ca và trên 73.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 7/3, thế giới có 91 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 68 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh. Hàn Quốc là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 210.000 ca), trong khi Nga là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với xấp xỉ 700 ca. Theo thống kê của trang worldometers.info, trong 24h qua, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 120.023 ca mắc mới COVID-19 và 501 ca tử vong. Tới hết ngày 7/3, tổng số ca bệnh ở khu vực Đông Nam Á là trên 18.533.992 trường hợp và 320.258 ca tử vong
|
End of content
Không có tin nào tiếp theo