Việt Nam vẫn thu hút nhiều nhà đầu tư ngoại
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân đặt trong tổng thể 'bộ tứ chiến lược' / Việt Nam và Trung Quốc ký kết 7 văn kiện quan trọng về đường sắt và đường bộ

Dự báo về cơ hội thu hút FDI năm 2025, GS Nguyễn Mại cho rằng, tình hình chính trị, kinh tế, thương mại và đầu tư thế giới vẫn đang biến động khó lường, tạo ra những thách thức đối với tăng trưởng kinh tế và thu hút FDI của Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được xem là hình mẫu thành công trong thu hút FDI nhờ thể chế và môi trường kinh doanh ngày càng hoàn thiện, nền tảng chính trị ổn định và tiềm năng tăng trưởng kinh tế cao. Trong đó, những lĩnh vực tại Việt Nam đang có sức hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài đó là ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ tương lai, năng lượng sạch, khoa học và công nghệ...

Để "nâng chất" dòng vốn ngoại, nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2030, kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP, theo GS Nguyễn Mại, Việt Nam cần tăng tỷ trọng đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho nghiên cứu và phát triển (R&D), đổi mới sáng tạo, khuyến khích doanh nghiệp thành lập trung tâm R&D và chuyển giao công nghệ bằng chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính.
“Bên cạnh đó, cần thu hút các nguồn lực trong nước và quốc tế đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mới như trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin, các ngành nghề tạo ra nhiều giá trị gia tăng; tập trung đầu tư đào tạo công dân thế hệ số, cải cách giáo dục và đào tạo để lớp công dân mới có tri thức, kỹ năng và thích ứng với mô hình tăng trưởng kinh tế tuần hoàn và kinh tế số”, GS Nguyễn Mại đề xuất.
Việt Nam cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa vào công nghệ hiện đại và nhân lực chất lượng cao, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia; giảm thiểu thủ tục cấp phép, triển khai các dự án đầu tư; tăng cường hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp khi gặp khó khăn.
Đánh giá cao Báo cáo FDI thường niên của VAFIE, các chuyên gia nhấn mạnh, báo cáo được chuẩn bị công phu, khoa học, số liệu có chắt lọc, khảo sát thực tiễn, từ đó đưa tới nhiều kiến nghị, giải pháp tốt cho cơ quan quản lý. Tuy nhiên, thực tế từ đầu năm tới nay tình hình kinh tế - xã hội thế giới biến động rất nhanh, có nhiều ẩn số khó có thể hình dung được hết. Do vậy, để có những dự báo, khuyến nghị thu hút đầu tư FDI năm 2025, ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu để từ đó có thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, nhà hoạch định chính sách.
Trình bày Báo cáo, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ biên báo cáo đánh giá, Việt Nam tiếp tục là một ngoại lệ tích cực trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giữa bối cảnh toàn cầu và khu vực nhiều biến động. Cụ thể:FDI thực hiện tại Việt Nam đạt 22 tỷ USD trong năm 2023 và chạm mốc 25 tỷ USD trong năm 2024, những con số ấn tượng cho thấy dòng vốn quốc tế vẫn tiếp tục tin tưởng và lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư dài hạn.
Báo cáo thường niên năm nay đã chỉ rõ xu hướng đầu tư mới mà doanh nghiệp nước ngoài ngày càng quan tâm là các ngành công nghiệp chiến lược như: Bán dẫn, năng lượng tái tạo, công nghệ cao và đào tạo nhân lực chất lượng cao. Cụ thể, các doanh nghiệp đến từ Đan Mạch, Pháp, Bỉ, Hàn Quốc và Đài Loan đánh giá cao tiềm năng điện gió ngoài khơi tại Việt Nam; Nhật Bản thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới lĩnh vực năng lượng sạch; trong khi Hàn Quốc có kế hoạch đẩy mạnh đầu tư vào các ngành then chốt như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và năng lượng tái tạo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Đà Nẵng khai trương mùa du lịch biển vào dịp lễ 30/4-1/5
EVNCPC bảo đảm cung cấp điện dịp lễ 30/4–1/5
Sắp diễn ra hội thi cứu hộ biển quốc tế Đà Nẵng 2025
Lan tỏa tinh thần sáng tạo, đưa công nghệ đến gần hơn với thế hệ trẻ
Dự báo thời tiết toàn quốc ngày 25/4: Không khí lạnh tràn về, cảnh báo mưa đá và giông lốc trên toàn quốc

50 năm Thống nhất đất nước: Việt Nam đang vươn mình trong tất cả mọi lĩnh vực