Tin tức - Sự kiện

Vội vàng mua thiết bị chống cháy, các nhà trọ đã đủ sức phòng ‘giặc lửa’?

Trong căn nhà trọ 5 tầng tại phường Láng Hạ, tiếng khoan sắt ầm ầm, những tia lửa hàn lập lòe, chủ nhà trọ đang gấp rút yêu cầu thợ hàn, cắt “chuồng cọp” mở một cửa thoát hiểm trên tầng thượng. Những chuẩn bị gấp rút sau vụ cháy kinh hoàng tại Khương Hạ liệu đã đủ để giúp các khu nhà trọ, các chung cư mini mọc san sát phòng chống “giặc lửa”?

RCEP thúc đẩy xây dựng cộng đồng kinh tế du lịch lớn nhất thế giới / Tăng cường phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội

Những ngôi nhà ống một lối thoát

Thành phố Hà Nội là một trong những thành phố có số lượng sinh viên, người lao động nhập cư đông đảo nhất cả nước. Vì vậy nhu cầu về nơi ở, đặc biệt là nhà trọ cũng rất lớn. Vụ cháy kinh hoàng tại Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội) ngày 12/9là lời cảnh tỉnh cho việc đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ tại các khu nhà trọ trên địa bàn.

Chú thích ảnh
Hệ thống chống trộm kiên cố, bao vây kín các tầng nhà trọ tại một con ngõ tại phường Láng Thượng (Đống Đa) vô tình lại như chiếc "rọ sắt" khiến người bên trong không thể thoát ra ngoài khi có cháy.
Chú thích ảnh
“Mạng nhện” dây điện, dây cáp... trong một con ngõ của phường Khương Đình chằng chịt tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại các phường Láng Hạ, Láng Thượng (Đống Đa) và Khương Đình (Thanh Xuân), những ngôi nhà trọ phần lớn là nhà ống, nhà cao tầng, ẩn sâu hun hút trong các con ngõ nhỏ, chật chội. Các nhà cho thuê “mọc” san sát nhau, không có khoảng trống.

Xung quanh các khu nhà này là dây điện, dây cáp... chằng chịt. Nhiều nhà trọ bao bọc bởi hệ thống sắt chống trộm, “chuồng cọp”; lối vào nhà chật hẹp, tối tăm, thường bị chiếm dụng để đồ. Nguy hiểm hơn cả là các phòng ởthiết kế kiểu “giam người”, bọc trong khối bê tông, không có cửa sổ hoặc có thì rất bé.

Chú thích ảnh
Trước vụ cháy chung cư mini, một căn nhà trọ tại phường Láng Hạ được trang bị bình cứu hỏa và nội quy phòng cháy chữa cháy nhưng các thiết bị này lại đặt ở tầng 4.
Chú thích ảnh
Chủ nhà trọ gấp rút mở cửa thoát hiểm trên tầng thượng sau khi nghe tin vụ cháy chung cư mini.

Sau khi nghe tin tại vụ cháy chung cư mini kinh hoàng xảy ra, chủ một nhà trọ 5 tầng tại phường Láng Hạ (Hà Nội) nhanh chóng tìm thợ hàn, cắt hệ thống “chuồng cọp” bao kín tầng thượng để mở lối thoát hiểm. Ngoài ra, chủ nhà trọ này cũng mua sắm thêm một sốbình cứu hỏa và lắp đặt hệ thống báo cháy.

Chị P.T.N (khách thuê trọ, Hòa Bình) cho biết: Trước vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ, cả nhà trọ này có vỏn vẹn 1, 2 bình chữa cháy. Sau vụ cháy, chủ trọ gấp rút bổ sung mỗi tầng thêm 1 bình chữa cháy và hệ thống báo cháy.

Chú thích ảnh
Cửa sổ có khung sắt vững chãi với các mối hàn "chết".

Đáng chú ý, ngoài cầu thang chính, phóng viên không tìm được một lối thoát hiểm nào khác, bốn phía bao quanh bởi bê tông. Thậm chí, cầu thang bộ lên các tầng rất hẹp, chỉ đủ 1 người đi. Hệ thống đèn chiếu sáng cầu thang “tầng có tầng không”.

 

Chú thích ảnh
Phòng trọ 20 mét vuông không có cửa sổ, bốn phía bao bọc bởi tường, bê tông.
Chú thích ảnh
“Chuồng cọp” quây kín sân thượng.

Chị P.T.N cho biết thêm: Nếu không may xảy ra hỏa hoạn, chị cũng chỉ biết ở trong phòng, tri hô, chờ người tới cứu. Bởi các phòng cho thuê đều “kín bưng”, bốn phía là tường, bê tông; chỉ có một lối ra vào ở cửa chính và không có cửa sổ.

Vẫn “bình chân như vại”

Ghi nhận của phóng viên trong một căn nhà tại phường Khương Đình, chủ trọ tận dụng tầng 1 để mở tiệm làm tóc, gội đầu, làm móng; tầng 2, 3, 4 được chia nhỏ để cho thuê và tầng 5 được dùng làm nơi phơi quần áo. Đáng nói là trong căn nhà này có chứa nhiều mỹ phẩm, hóa chất phục vụ làm đẹpvà nhiều thiết bị tiêu thụ điện. Dù nhiều thảm cảnh cháy nổ xảy ra, chủ trọ vẫn “bình chân như vại”, “chưa có ý thức” trong việc trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy.

Tại nhà trọ này, từ nơi kinh doanh đến các phòng trọ cho thuê, không có bất kỳ thiết bị chữa cháy nào, thậm chí, không có lối thoát hiểm. Lối thoát hiếm hoi khi có sự cố xảy ra là cầu thang chính,khá hẹp, trơn, một số tầng không có tay vịn lên xuống. Đặc biệt, trên cầu thang, giày dép, nồi cơm điện, dây điện,... ngổn ngang, cản trở di chuyển.

Chú thích ảnh
Cầu thang không có tay vịn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Chú thích ảnh
Giày dép, quần áo, nồi cơm điện,… ngổn ngang cản trở lối đi.

Dù chỉ mới chuyển đến phòng trọ này không lâu, nhưng chị P.T.Y (khách thuê trọ, Hòa Bình) đã nhìn nhận ra nhiều điểm bất cập trong căn nhà mới thuê này. Chị thẳng thắn chia sẻ: “Theo như mình quan sát thì không thấy các thiết bị phòng cháy chữa cháy như bình cứu hỏa, thang dây... Nếu có hỏa hoạn xảy ra, chỉ có lối thoát hiểm duy nhất là cầu thang, nhưng cầu thang này cũng rất ẩn chứa nhiều nguy cơ. Cầu thang nhỏ hẹp, đi được có một người thôi, đặc biệt khi trời tối rất dễ ngã vìkhông có đèn.”

 

Chị P.T.P.T (khách thuê trọ, Bắc Ninh) bày tỏ sự đồng tình: “Hiện tại chủ nhàkhông trang bị bất kỳ thiết bị phòng cháy chữa cháy nào. Nếu có xảy ra sự cố ở đây thì lối thoát duy nhất của tất cả cư dâncũng chỉ là một cái cầu thang nhỏ để xuống dưới cửa thoát hiểm ở tầng 1.”

Chị L.T.L (khách thuê trọ, Nam Định) gắn bó với nhiều nhà trọ tại khu vực phường Láng Thượng chia sẻ về phòng trọ của mình: “Chỗ mình đang ở hiện tại có 6 tầng, mỗi tầng có 2 phòng. Theo mình thấy mỗi tầng cũng không được trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy. Chỉ riêng tầng 1 chủ ở thì có 3 bình chữa cháy nhưng nhìn cũng khá cũ. Phòng trọ của mình không có lối thoát hiểm thiết kế sẵn. Nếu chẳng may có sự cố hỏa hoạn thì có lẽ mình sẽ phải trèoqua ban công để sang nhà kế bên, hoặc mình sẽ nhảy xuống từ ban công.”

Thống kêcủa Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Bộ Công an) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2023 trên cả nước xảy ra 881 vụ cháy, làm 45 người thiệt mạng. Riêng tại Hà Nội, chỉ trong nửa năm đầu2023,xảy ra 127 vụ cháy khiến 6 người thiệt mạng, 9 người bị thương, thiệt hại tài sản ước tính khoảng 4,5 tỷ đồng. Phần lớn các vụ cháy tập trung tại các khu vực nhà dân, khu dân cư, các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Việc một số nhà trọ trên địa bàn Hà Nội vẫn còn lơ là, chủ quan, hoặc trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy mang tính đối phó vẫn là điều hết sức đáng báo động.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm