Vụ mua bán 100 USD, phạt 270 triệu: Công an nói một đằng, ủy ban nói một kiểu, người dân “mắc kẹt”
Cố vấn an ninh Mỹ cảnh báo Nga đang nằm trong tầm ngắm của tên lửa Trung Quốc / “Chuyện hẹn hò Tây - Việt”: Tặng toàn bộ nhuận bút cho học sinh nghèo
Ngày 27/10, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu tính hợp pháp, hợp lý của việc UBND TP Cần Thơ, phạt người đổi 100 USD ở tiệm vàng. Và có kiến nghị cần thiết, phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/10/2018.
Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT), Công an Cần Thơ bắt vụ mua bán 100 USD trái quy định hoàn toàn không sai. Vì sao lại trở thành tâm điểm của dư luận lẫn truyền thông trong những ngày qua, chỉ có Công an TP và UBND TP Cần Thơ mới có câu trả lời chính xác.
Trong buổi họp báo, đại diện Công an Cần Thơ khẳng định là không gài bẫy vụ mua bán 100 USD để lấy cớ khám xét tiệm vàng Thảo Lực.
Việc tiệm vàng không có giấy phép thu mua ngoại tệ mà vẫn mua bán USD, sai là đã rõ.
Quyết định xử phạt ông Nguyễn Cà Rê bán 100 USD của UBND TP Cần Thơ
Nhưng, theo dõi diễn biến thì dư luận cũng đã có những băn khoăn với những câu hỏi: Vì sao ông Cà Rê vừa ra khỏi tiệm vàng thì bị Phòng CSKT, Công an Cần Thơ bắt quả tang?
Việc Phòng CSKT, Công an Cần Thơ khám xét xét nhà của chủ tiệm vàng Thảo Lực vào đúng ngày bắt quả tang mua bán 100 USD, nhưng quyết định khám xét do Chủ tịch UBND Quận Ninh Kiều lại được ký trước đó 6 ngày.
Đặc biệt là, ngoài việc thu giữ 100 USD- tang vật của việc mua bán trái phép ngoại tệ, Phòng CSKT còn thu giữ toàn bộ nữ trang và kim cương, được cất trong tủ của gia đình, không trưng bày bán. Đáng lưu ý là không có ngoại tệ, ngoài 100 USD vừa đổi cho ông Rê.
Đây là tài sản riêng của gia đình, không liên quan đến việc mua bán ngoại tệ. Tại sao Công an Cần Thơ lại thu giữ.
Một bất hợp lý nữa, đó là căn cứ theo Khoản 1, Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012: Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) phải ra quyết định xử phạt hành chính trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
Đối với những vụ việc phức tạp, cần phải xác minh, giải trình ( theo Khoản 2,3 Điều 61), thời hạn tối đa là 45 ngày, kể từ ngày lập biên bản. Kể cả thời gian cần gia hạn theo Khoản 1 Điều 66, tổng thời gian không được quá 60 ngày, kể cả thời gian nhận được hồ sơ do cơ quan tố tụng hình sự chuyển đến.
Như vậy, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP Cần Thơ bắt quả tang vụ mua bán ngoại tệ trái phép từ ngày 30/1/2018, nhưng đến ngày 13/8 mới lập biên bản.
Vụ việc không phức tạp, chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính, sao cơ quan chức năng ở Cần Thơ “ngâm” tới 8 tháng.
Theo Điều 129 Luật xử lý vi phạm hành chính: Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng, nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Trong trường hợp mua bán 100 USD giữa ông Nguyễn Cà Rê và tiệm vàng Thảo Lực, tang vật vi phạm là 100 USD mà tiệm vàng đang giữ, và số tiền gần 2,3 triệu đồng.
Vậy tại sao Công an TP Cần Thơ lại tiến hành thu giữ tài sản của ông Lực không liên quan đến việc mua bán 100 USD?
Trong việc phạt mua bán ngoại tệ trái phép này, Công an Cần Thơ chỉ nên phạt tiệm vàng, không nên phạt người dân bán USD, bởi lý do rằng, không thể người dân nào cũng biết ở đâu được phép mua bán ngoại tệ.
Quyết định này làm cho tâm lý người dân ngại, sợ hãi…và quyết định giữ USD, trong khi Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu phương án huy động vàng và ngoại tệ nhàn rỗi trong dân.
Vì lẽ đó mà Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước “chuyện” liên quan đến 100 USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024