Xuất khẩu tôm Việt Nam liên tục sụt giảm
Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu tôm / Ai rẻ thì đi, ngại gì kiện tụng
Theo VASEP, kể từ quý II/2018, xuất khẩu tôm Việt Nam liên tục sụt giảm so với cùng kỳ năm 2017. Tháng 9/2018, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt gần 332 triệu USD.
Theo VASEP, xuất khẩu tôm của cả nước trong 9 tháng đầu năm 2018 đạt 2,6 tỷ USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2017 (ảnh TL).
Trong đó, tôm thẻ chân trắng vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu các sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 68,4%. Tôm sú chiếm 23,1% và tôm biển 8,5%. So với 9 tháng đầu năm 2017, tỷ trọng tôm chân trắng tăng trong khi tỷ trọng tôm sú giảm.
Trong 9 tháng đầu năm 2018, giá trị xuất khẩu tôm thẻ chân trắng tăng 1%, trong khi tôm sú giảm 7% và tôm biển giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo VASEP, nguyên nhân dẫn đến việc xuất khẩu tôm Việt Nam liên tục sụt giảm như vậy là do nguồn cung tôm nuôi từ các nước sản xuất chính trên thế giới vẫn lớn. Cho nên giá tôm thế giới gần như không tăng, thậm chí ở một số nước đang bán cạnh tranh giá thấp đã tác động mạnh đến thị trường xuất khẩu.
Ngoài ra, đồng USD tăng mạnh so với một số đồng tiền khác khiến các nhà nhập khẩu buộc phải giảm giá mua tôm. Giá tôm gần đây đã có xu hướng nhích lên nhưng cũng không đủ bù đắp so với tác động của đồng USD tăng.
Được biết, EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 24,7% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường. Trong đó, Anh, Hà Lan và Đức là 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất tôm của Việt Nam trong khối EU.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mức phạt áp dụng từ ngày 1/1/2025 với việc đeo tai nghe khi đi xe máy, ai cũng nên biết
Sáu nhiệm vụ trong tâm của ngành Nông nghiệp trong năm 2025
Dự báo thời tiết miền Bắc ngày mai 4/1: Vùng núi phía Bắc rét đậm, rét hại, có nơi dưới 11 độ
Ngành Thuế công bố 10 sự kiện nổi bật, trong đó có eTax Mobile
Hai tuyến cáp biển gặp sự cố, ảnh hưởng đến tốc độ internet Việt Nam đi quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước